Áp dụng chương trình chứng nhận cà phê trên diện tích hơn 14.000 ha
16:45, 10/06/2010
Theo Sở Khoa học-Công nghệ, trên địa bàn tỉnh hiện đang triển khai 4 chương trình chứng nhận cà phê (CNCP) theo tiêu chuẩn quốc tế trên diện tích hơn 14.000 ha tại một số vùng trọng điểm trồng cà phê .
UTZ là chương trình chứng nhận sớm nhất với sản xuất cà phê ở Dak Lak, triển khai từ năm 2001 và hiện là chương trình đứng hàng đầu ở Dak Lak cũng như các vùng trồng cà phê trong cả nước. Đến nay, Dak Lak có 7 công ty được chứng nhận với hơn 6000 ha, sản lượng 15.500 tấn. Năm 2009 UTZ bắt đầu triển khai chương trình thanh tra và chứng nhận cho những nhóm hộ liên kết cung ứng cà phê cho các DN kinh doanh, xuất khẩu và rang xay chế biến cà phê như Vina Buôn Ma Thuột, Simexco, Inexim, Dak Man, Trung Nguyên.
Ngoài UTZ, các chương trình khác đang trong giai đoạn thí điểm để mở rộng. Chương trình CNCP Thương mại công bằng được triển khai từ giữa năm 2008 qua 1 dự án của Công ty Dak Man thí điểm tại 2 xã Cư DliêMnông và Ea Kiết huyện Cư M’ga với 137 hộ, 230 ha, sản lượng dự kiến 850 tấn. Đây là chương trình duy nhất mà những DN kinh doanh có nghĩa vụ phải mua cà phê theo giá do Thương mại công bằng quy định, giá tăng thêm được sử dụng hoàn toàn cho phúc lợi và phát triển cộng đồng. Chương trình Liên minh Rừng mưa triển khai năm 2008 ở Ea Ta, Quảng Phú huyện Cư M’ga với 2 nhóm nông hộ gồm 300 hộ, 500 ha, sản lượng đã được chứng nhận là 1600 tấn, năm 2009 dự án mở rộng sang Hòa Đông (Krông Pak) và Ea Tu (Buôn Ma Thuột) với 560 hộ, 550 ha, sản lượng dự kiến 1200 tấn. Chương trình Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê (4C) triển khai chủ yếu theo hình thức liên kết những nhà kinh doanh xuất khẩu với nông hộ, có 7 doanh nghiệp tham gia với 7000 ha, sản lượng 23.000 tấn. Các chương trình chứng nhận nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Dak Lak trên thị trường quốc tế.
Vườn cà phê Cư M’gar theo chương trình chứng nhận. |
Ngoài UTZ, các chương trình khác đang trong giai đoạn thí điểm để mở rộng. Chương trình CNCP Thương mại công bằng được triển khai từ giữa năm 2008 qua 1 dự án của Công ty Dak Man thí điểm tại 2 xã Cư DliêMnông và Ea Kiết huyện Cư M’ga với 137 hộ, 230 ha, sản lượng dự kiến 850 tấn. Đây là chương trình duy nhất mà những DN kinh doanh có nghĩa vụ phải mua cà phê theo giá do Thương mại công bằng quy định, giá tăng thêm được sử dụng hoàn toàn cho phúc lợi và phát triển cộng đồng. Chương trình Liên minh Rừng mưa triển khai năm 2008 ở Ea Ta, Quảng Phú huyện Cư M’ga với 2 nhóm nông hộ gồm 300 hộ, 500 ha, sản lượng đã được chứng nhận là 1600 tấn, năm 2009 dự án mở rộng sang Hòa Đông (Krông Pak) và Ea Tu (Buôn Ma Thuột) với 560 hộ, 550 ha, sản lượng dự kiến 1200 tấn. Chương trình Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê (4C) triển khai chủ yếu theo hình thức liên kết những nhà kinh doanh xuất khẩu với nông hộ, có 7 doanh nghiệp tham gia với 7000 ha, sản lượng 23.000 tấn. Các chương trình chứng nhận nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Dak Lak trên thị trường quốc tế.
Hoa Hồng
Ý kiến bạn đọc