Multimedia Đọc Báo in

Giá nông sản xuất khẩu tăng

09:14, 02/07/2010
Trong quý II-2010, các loại nông sản xuất khẩu như cao su, ca cao, hồ tiêu, cà phê…liên tục tăng giá.
Mua cà phê
Thu mua cà phê tại doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Qua gần 2 năm kéo nhau rớt giá tới mức “chạm đáy” (như hồ tiêu, cao su giảm từ 50-60%), đến nay, giá các loại nông sản xuất khẩu đã tăng trở lại, với mức tăng từ 20-60%. Tăng mạnh nhất là cao su, hồ tiêu và ca cao.  Giá  xuất khẩu tăng kéo theo giá thu mua trong nước tăng, hiện giá tiêu ở mức 60.000 đồng/kg, giá cao su 54 – 57 triệu đồng/tấn tùy loại, đem lại lợi nhuận cao cho người và các doanh nghiệp. Đặc biệt, mặt hàng cà phê sau gần 2 năm trời trong tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản xuất nay đã bắt đầu có sự cải thiện. Hiện giá cà phê xuất khẩu đạt từ 1.450 - 1.490 USD/tấn, tăng hơn 155 USD/tấn so với 2 tuần trước, theo đó giá cà phê trong nước cũng tăng từ 24.000-25.000 lên gần 29.000 đồng/kg, tuy tăng không nhiều nhưng với mức giá này đủ bảo đảm cho người trồng cà phê có lãi. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, ca cao có giá ổn định nhất. Hiện nay, với giá bán hạt ca cao  60.000 đồng/kg, nông dân có lãi khoảng 60 triệu đồng/ha. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ ca cao trên thế giới tăng mạnh, trong khi đó diện tích trồng ca cao ít, năng suất chưa cao.
Theo dự đoán của các doanh nghiệp xuất khẩu, trong thời gian tới giá một số nông sản vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nhằm tránh rủi ro, Bộ Công thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác dự báo và xúc tiến thương mại tốt, chủ động đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, đồng thời cần thông tin giá cả cho bà con nông dân để nông dân phối hợp cùng với doanh nghiệp trong việc bảo đảm nguồn cung.
H.H ( Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.