Bảng xếp hạng VNR500: TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU TÌNH HÌNH KINH TẾ NỘI ĐỊA
20:03, 28/11/2010
Kể từ lần công bố đầu tiên vào tháng 11-2007, bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500 đã tạo được sức hút mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp cũng như các chuyên gia, các đối tác nước ngoài quan tâm đến hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Từ cơ cấu của bảng xếp hạng VNR500 năm nay cũng có thể thấy được bức tranh tổng thể của nền kinh tế đất nước, cũng như những tồn tại cần giải quyết ở góc độ vĩ mô.
Ngành kinh tế chủ lực vẫn giữ được vị thế
Chưa năm nào ngành vàng bạc đá quý lại có sự thăng hạng “ngoạn mục” như năm nay với số lượng doanh nghiệp (DN) góp mặt trong VNR500 tăng gần gấp đôi và thứ hạng cũng tăng đáng kể. Sự thắng thế của nhóm doanh nghiệp vàng bạc cho thấy ngành này đang “ăn nên làm ra”. Mặt khác, cũng phản ánh những vấn đề của nền kinh tế Việt Nam năm qua khi cả nước sôi lên cùng các cơn sốt vàng.
Bên cạnh sự nổi trội của ngành vàng bạc, một số ngành “đinh” vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu là xăng dầu, tài chính ngân hàng, sắt thép, viễn thông, thủy sản. DN ngành xăng dầu chiếm tỷ lệ tới 30% trong top 10, trong đó có 2 DN chiếm vị trí đầu bảng là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của ngành kinh doanh này cũng như lợi thế của các DN xăng dầu.Trong Top 10 DN dẫn đầu, đáng chú ý là ngành Viễn thông với sự góp mặt của 2 DN và sự xuất hiện lần đầu tiên của DN ngành Chế biến xuất khẩu gạo.
Ngành Ngân hàng vẫn giữ vị trí chủ lực |
Giữ vững vị trí trong xếp hạng năm nay là tài chính ngân hàng (NH). Đa số DN ngành này đều nằm trong Top 100, đặc biệt có tới 3 DN nằm trong số 10 DN nghiệp tư nhân lớn nhất : NH TMCP Á Châu, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín và NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam.Trong Top 10 DN dẫn đầu, đáng chú ý là ngành Viễn thông với sự góp mặt của 2 DN và sự xuất hiện lần đầu tiên của DN ngành Chế biến xuất khẩu gạo. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động, việc các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam vẫn giữ được "vị thế" của mình cũng có thể xem là một điều rất đáng ghi nhận trong BXH năm 2010.
Trong khi đó ngành bất động sản và chứng khoán lại "xuống dốc” với số lượng DN giảm hẳn so với trước, thứ hạng cũng thấp hơn, không có DN nào lọt vào top 10 của bảng xếp hạng.
Các ngành khác gần như giữ ở mức tương đương so với năm ngoái, không có sự thay đổi nào đáng kể, chứng tỏ thị trường Việt Nam đang dần ổn định hơn. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động mạnh, việc các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam vẫn giữ được “vị thế” của mình cũng có thể xem là một nỗ lực đáng ghi nhận.
Khối tư nhân có bước tiến đáng kể
Các DN ngày càng chứng tỏ được sức mạnh đáng kể của mình với Top 20 DN đầu tiên trong Bảng xếp hạng đủ điều kiện gia nhập nhóm câu lạc bộ doanh thu 1 tỷ USD với mức doanh thu trung bình của nhóm đạt 2,7 tỷ USD; Top 50 DN đủ tiêu chí về doanh thu để có thể đứng trong Bảng Xếp hạng Forbes 2.000 về Top 2.000 DN lớn nhất toàn cầu. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN theo thành phần kinh tế, các DN khu vực FDI có hiệu quả kinh doanh tốt nhất với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROA) khoảng 13%, cao hơn gấp đôi so với khu vực Nhà nước (5,2%) và lớn hơn rất nhiều so với khu vực tư nhân (chỉ có 2,5%). Điều này cho thấy một thực trạng không vui là hiệu quả kinh doanh và đầu tư của khối DN trong nước, liên tục ở mức thấp trong các năm qua. Về đóng góp cho ngân sách Nhà nước, các DN khu vực Nhà nước vẫn dẫn đầu, với tỷ lệ gấp 4 lần đóng góp ngân sách của các DN FDI và gấp 10 lần đóng góp ngân sách của các DN tư nhân.
Vai trò của khối kinh tế tư nhân trong xếp hạng VNR500 năm nay có tiến bộ đáng kể. Đó là sự góp mặt nhiều hơn của DN thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, chiếm tỷ lệ 30% toàn bảng, tăng 6% so với năm trước. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự thăng hạng này cũng thể hiện những nỗ lực cùng khả năng chèo chống của các DN.
Bảng xếp hạng DN lớn nhất Việt Nam năm nay là một tấm gương phản chiếu khá trung thực tình hình kinh tế nội địa. Từ cơ cấu của bảng xếp hạng cũng có thể thấy được bức tranh tổng thể của nền kinh tế đất nước, cũng như những tồn tại cần giải quyết ở góc độ vĩ mô.
Kết quả nghiên cứu của Vietnam Report được công bố theo hai Bảng xếp hạng chính như sau:
Danh sách 1: Bảng xếp hạng VNR500 - 500 DN lớn nhất Việt Nam
Thứ hạng Top 10
1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2. TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM
3. TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
4. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
5. TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
6. CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN
7. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
8. TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM - PVOIL
9. TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
10. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
Danh sách 2: Bảng xếp hạng VNR500 - 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam
Thứ hạng Top 10
1. CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT
2. NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3. TẬP ĐOÀN THÉP VIỆT
4. CÔNG TY CP SÀI GÒN KIM HOÀN ACB-SJC
5. CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM
6. CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT
7. NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
8. NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
9. CÔNG TY CP PRIME GROUP
10. CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
H.H
(
Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc