Thị trường cà phê thế giới tháng 11 và dự báo tháng 12-2010
09:51, 13/12/2010
Thị trường cà phê thế giới biến động mạnh trong tháng 11, xu hướng giảm chiếm lĩnh; Giá cà phê robusta giảm 9,1%, cà phê arabica giảm 1,7%. Dự báo tháng 12: giá cà phê sẽ biến động giống xu hướng của tháng 11: Tăng đầu tháng, giảm mạnh vào cuối tháng bởi cung dồi dào
Tổng quan tháng 11
Sau khi tăng hơn 14% trong tháng 10 đối với cà phê robusta và 11% với cà phê arabica, giá cà phê thế giới đã quay đầu giảm lần lượt 9,1% và 1,7% trong tháng 11 bởi triển vọng nguồn cung dồi dào và sức ép của đồng USD.
Sau khi tăng hơn 14% trong tháng 10 đối với cà phê robusta và 11% với cà phê arabica, giá cà phê thế giới đã quay đầu giảm lần lượt 9,1% và 1,7% trong tháng 11 bởi triển vọng nguồn cung dồi dào và sức ép của đồng USD.
Đầu tháng 11, thị trường cà phê đã nối tiếp đà đi lên từ tháng 10 bởi thời tiết xấu ảnh hưởng không tốt đến triển vọng sản xuất tại Braxin, Việt Nam và Colombia, ba nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, đồng USD suy yếu khi kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 600 tỷ USD của Mỹ được thông qua cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ thị trường. Mức đỉnh trong đồ thị hình sin của thị trường cà phê tháng qua là ngày 9-11 khi cà phê arbica giao dịch tại ICE vượt 220 cent/lb lần đầu tiên kể từ giữa năm 1997 còn cà phê robusta chạm 2.098 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 9-2008.
Tuy nhiên, sự điều chỉnh giảm sau thời gian dài liên tục tăng là tất yếu, hoạt động chốt lời của nhà đầu tư đã diễn ra ngay sau khi giá thiết lập đỉnh. Giá cà phê thế giới quay đầu giảm những phiên sau đó, nhưng đà giảm vẫn bị hạn chế bởi mối lo về thời tiết ẩm ướt ở Việt Nam vẫn hiện hữu. Sau hơn 1 tuần kể từ ngày 9-11, giá cà phê thế giới biến động với các phiên tăng giảm đan xen.
Kể từ ngày 22-11 cho đến hết tháng, xu hướng sụt giảm thể hiện rõ hơn trên thị trường, đặc biệt là tại Luân Đôn, khi giá cà phê rơi xuống mức thấp nhất 1 tháng bởi nắng trở lại ở các vùng trồng cà phê chủ chốt của Trung Mỹ và Việt Nam mang đến triển vọng nguồn cung dồi dào. Thêm vào đó, nỗi lo vấn đề nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng gây sức ép lên thị trường hàng hoá nói chung trong đó có cà phê.
Chốt tháng 11, giá cà phê robusta tại Luân Đôn đứng ở 1.789 USD/tấn còn cà phê arabica tại New York ở 200,09 cent/lb, so với lần lượt 1.970 USD/tấn và 203,45 cent/lb cuối tháng 10.
Dù giá giảm trong tháng qua nhưng trong năm nay nhưng với các tháng tăng trước đó, giá cà phê arabica đã tăng 48,11% còn cà phê robusta tăng 39,79%.
Ở thị trường trong nước, giá cà phê tháng qua liên tục duy trì ở mức cao, tạo tâm lý phấn khởi cho bà con nông dân. Tuy nhiên, giá cao cũng khiến nhiều người lo lắng bởi nạn trộm cà phê vẫn hoành hành. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện người trồng cà phê Tây Nguyên đã thu hoạch được 50% trong tổng diện tích nhưng phần lớn là hái xanh bởi tâm lý hái xanh, sản lượng giảm, còn hơn bị mất trộm.
Dự báo tháng 12
Dự báo nửa đầu tháng 12, giá cà phê trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại trong bởi mưa sẽ trở lại các khu vực trồng cà phê ở Việt Nam, cản trở hoạt động thu hoạch và phơi sấy, có khả năng làm giảm chất lượng hạt. Thêm vào đó, nguồn cung từ Colombia cũng được dự đoán sẽ kém hơn trong tháng này bởi thời tiết ẩm ướt. Nhu cầu tăng cao khi các nhà rang xay tập trung gom hàng phục vụ mùa lễ hội cuối năm cũng sẽ hỗ trợ cho giá.
Dự báo nửa đầu tháng 12, giá cà phê trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại trong bởi mưa sẽ trở lại các khu vực trồng cà phê ở Việt Nam, cản trở hoạt động thu hoạch và phơi sấy, có khả năng làm giảm chất lượng hạt. Thêm vào đó, nguồn cung từ Colombia cũng được dự đoán sẽ kém hơn trong tháng này bởi thời tiết ẩm ướt. Nhu cầu tăng cao khi các nhà rang xay tập trung gom hàng phục vụ mùa lễ hội cuối năm cũng sẽ hỗ trợ cho giá.
Tuy nhiên, giá cà phê nhiều khả năng sẽ giảm vào cuối tháng bởi nguồn cung dồi dào từ quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới khi hoạt động thu hoạch đạt đỉnh.
Nguồn cung ra thị trường nhiều hơn sẽ khiến giá cà phê trong nước giảm mạnh.
Theo dự đoán của giới chuyên gia và các thương nhân, giá cà phê nhân xô có thể sẽ giảm 14,3% từ mức 35.000 đồng/kg hiện tại xuống 30.000 đồng/kg khi nguồn cung dồi dào hơn vào cuối tháng này bởi cuối tháng và đầu tháng sau là thời điểm thu hoạch rộ nhất.
Một số thông tin đáng chú ý
* Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa đưa ra dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2010/11 có thể giảm 2,8% xuống 17,5 triệu bao. Lần trước, ICO dự báo sản lượng cà phê Việt Nam sẽ tăng 4% lên 18,73 triệu bao trong vụ này. Trong khi đó, ICO vẫn giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê Brazin niên vụ 2010 - 2011 ở 47,2 triệu bao, tăng 19,6% so với vụ trước.
* Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa đưa ra dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2010/11 có thể giảm 2,8% xuống 17,5 triệu bao. Lần trước, ICO dự báo sản lượng cà phê Việt Nam sẽ tăng 4% lên 18,73 triệu bao trong vụ này. Trong khi đó, ICO vẫn giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê Brazin niên vụ 2010 - 2011 ở 47,2 triệu bao, tăng 19,6% so với vụ trước.
* Hãng phân tích F.O.Licht của Đức thì nhận định, sản lượng cà phê thế giới sẽ đạt kỷ lục 139,5 triệu bao trong niên vụ 2010 - 2011, tăng so với 124,7 triệu bao một năm trước đó. Sản lượng cà phê arabica dự đoán sẽ tăng lên 85,3 triệu bao, từ mức 73,6 triệu bao của vụ trước. Sản lượng cà phê robusta trong khi đó dự đoán ở mức 54,2 triệu bao.
* ICO cho rằng ngay cả khi sản lượng giảm, xuất khẩu của các nước trồng cà phê dự kiến sẽ thu về kỷ lục 16,5 tỷ USD trong năm nay nhờ giá tăng.
* Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Colombia đặt mục tiêu sẽ tăng 11% sản lượng trong niên vụ 2010 - 2011 so với niên vụ trước, lên 9 triệu bao.
* Costa Rica vừa điều chỉnh giảm sản lượng cà phê niên vụ 2010 - 2011 thêm 3% so với dự báo cũ, xuống 1,56 triệu bao, bởi mưa lớn và bão ảnh hưởng tới cây cà phê nhiều hơn dự kiến. Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 tháng quốc gia Trung Mỹ này giảm dự báo sản lượng cà phê. Trong tháng 10, việc Costa Rica giảm dự báo sản lượng đã góp phần khiến giá cà phê tăng mạnh lên mức cao 13 năm rưỡi.
(
Theo
Vinanet)
Ý kiến bạn đọc