Multimedia Đọc Báo in

Miễn, giảm thuế sử dụng đất trồng rừng nguyên liệu mây, tre

22:17, 21/02/2011

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đầu tư trồng rừng nguyên liệu mây tre, được miễn, giảm thuế sử dụng đất theo quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đây là chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 11/2011/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ 5-4-2011.

Ngoài ra, cơ sở sản xuất hàng mây tre được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất hàng mây tre trong nước chưa sản xuất được theo danh mục do Bộ Công Thương ban hành. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mây tre mới đi vào hoạt động được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

a
Đan sản phẩm bằng mây tre tại HTX Mây tre-Dệt thổ cẩm Ea Kao (Ảnh: L.N)

Mây, tre khai thác từ rừng tự nhiên chịu thuế suất thuế tài nguyên 10%. Hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác mây, tre từ rừng tự nhiên để phục vụ sinh hoạt được miễn thuế tài nguyên theo quy định.

Khi trồng mây, tre phân tán trong vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu mây, tre thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được hỗ trợ 100% tiền mua cây giống lần đầu, mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo giá cây giống hàng năm trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm giống mây tre mới; tổ chức khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống tre nhằm tuyển chọn các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống mây tre; ứng dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu bảo quản, chế biến mây tre.

Cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng mây tre có dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất hàng mây tre được Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện; hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí)…

Theo Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.