Multimedia Đọc Báo in

Nhiều yếu tố để chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 có thể tăng chậm lại

10:10, 29/05/2011
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng chậm lại, dao động ở mức 1%.
Ảnh: H.H
Ảnh: H.H
Minh chứng thuyết phục cho nhận định này là theo Bộ Tài chính: Nền kinh tế đang xuất hiện nhiều yếu tố để kiềm chế tăng giá như: cân đối cung cầu hàng hoá, sản xuất công nghiệp tăng cao, nông nghiệp ổn định… Giá các mặt hàng thiết yếu trong tháng 5 có xu hướng ổn định. Các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung tăng và nhu cầu tiêu thụ ổn định, đồng thời, giá lúa gạo đang giảm nhẹ do nhu cầu trên thế giới không cao. Giá đường trắng trong khoảng 2 tuần đầu của tháng 5 giảm khoảng 1.000 đồng/kg do áp lực bán ra của các nhà máy đường để thu hồi vốn đã làm cho giá đường giảm so với cùng kỳ tháng trước. Giá các loại vật liệu xây dựng trong tháng 5 cũng giảm nhẹ.
 
 Đặc biệt, Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảo an sinh xã hội đã phát huy hiệu quả, đồng thời đã tạo ra những yếu tố tích cực cho nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 đã dừng lại ở con số 2,21% sau 3 tháng liên tiếp tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 3,32% trong tháng 4 vừa qua.
 
Bên cạnh đó, kinh tế thế giới tiếp tục đà tăng trưởng, giá cả nhiều loại nguyên vật liệu trên thị trường thế giới có khả năng tiếp tục tăng hoặc duy trì ở mức cao, tác động tăng sức ép giá trong nước qua kênh nhập khẩu... 
Đ.T (Tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.