Multimedia Đọc Báo in

Tiềm năng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào Đức

08:42, 29/09/2011
Việt Nam đang có cơ hội lớn về gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản và cà phê vào thị trường Đức vì các mặt hàng này được người tiêu dùng ở Đức quan tâm và thích sử dụng.
Ông Robert Kloos, Thứ trưởng Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng đã chia sẻ thông tin trên tại buổi gặp báo chí ngày 28-9 bên lề cuộc Triển lãm chuyên về thực phẩm và khách sạn diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Theo ông, trong danh sách các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam, người Đức thích cà phê và do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên xem xét tận dụng cơ hội này.
r
Người Đức thích cà phê và do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên xem xét tận dụng cơ hội này.
Ông Kloos đưa ra dẫn chứng rằng trong số hơn 500 triệu euro kim ngạch nhập khẩu của Đức từ thị trường Việt Nam trong năm 2010 thì các mặt hàng thủy hải sản chiếm 160 triệu euro và cà phê chiếm 250 triệu euro. Kim ngạch nhập khẩu của hai mặt hàng này đã tăng lần lượt là 6% và 15% so với năm 2009.
Ông
Ông Robert Kloos, Thứ trưởng bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng Đức, đang giới thiệu rượu vang của Đức tại Triểm lãm về thực phẩm và ngành khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: TBKTSG)
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Đức từ Việt Nam cũng còn rất nhỏ nếu so với số 250 triệu đô la Mỹ từ thị trường Hồng Kông và 500 triệu đô la Mỹ từ thị trường Nhật năm 2010. Do vậy, ông Kloos cho rằng còn rất nhiều tiềm năng, cơ hội để cả hai nước đẩy mạnh giao thương hai chiều.
G.T ( Theo TBKTSG)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.