Multimedia Đọc Báo in

Bảo vệ thương hiệu – việc làm mang tính cộng đồng

08:07, 10/11/2011
Việt Nam có khoảng 800 loại nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương. Đến nay, đã có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm nổi tiếng. Hiện có 53 loại nông sản được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH-CN Tạ Quang Minh, việc nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản Việt Nam bị doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài (như trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột), sẽ gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là không thể tự do xuất khẩu nông sản của mình dưới nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của nông sản (đã được đăng ký tại Việt Nam) ngay cả trường hợp trước đây việc xuất khẩu đó vẫn diễn ra bình thường; nguy cơ mất thị trường, mạng lưới phân phối, bạn hàng là hiện hữu.

C
Bảo vệ thương hiệu - bài học không bao giờ cũ

 

Thương hiệu của một sản phẩm không đơn giản là một nhãn hiệu hay một chỉ dẫn dùng cho sản phẩm đó. Thương hiệu sản phẩm còn là tất cả những gì doanh nghiệp đạt được (danh tiếng, uy tín, thị trường, sản phẩm) trong cả quá trình lâu dài xây dựng thương hiệu (quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng mạng lưới bán hàng…) từ một nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý đã đăng ký cho sản phẩm của mình. Thương hiệu sản phẩm không phải tự nó có sau khi sản phẩm đã được đặt tên, được gắn nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, cho dù nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở khắp nơi. Việc đăng ký, duy trì việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chỉ là công việc đầu tiên, tạo điều kiện cần và là cơ sở ban đầu để xây dựng thương hiệu.

Để bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam không chỉ đơn thuần là việc làm của người nông dân, một tổ chức hay một doanh nghiệp mà cần có sự tham gia của rất nhiều thành phần, trong đó không thể thiếu vai trò của Nhà nước. Đó là khẳng định của nhiều đại biểu tại cuộc tọa đàm “Các nhà khoa học với việc bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ, Câu lạc bộ báo chí Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức ngày 8-11, tại Hà Nội.

Đ.T (Tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Khoác “áo mới” cho đô thị Buôn Ma Thuột
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, TP. Buôn Ma Thuột đang từng ngày đổi thay, phát triển trở thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc, giữ vai trò là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, nhằm hướng đến chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), thành phố đã lựa chọn hàng loạt công trình đưa vào đợt thi đua đặc biệt để thực hiện. Qua đó, góp phần làm cho đô thị Buôn Ma Thuột ngày càng khởi sắc hơn.