Multimedia Đọc Báo in

Cơ hội làm giàu từ trồng mít nghệ cao sản

08:18, 14/05/2012

Thời gian gần đây, mô hình trồng cây mít nghệ cao sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ nông dân. Mô hình mít nghệ cao sản của gia đình anh Vương Văn Xen ở thôn 7, xã Cuôr Knia (Buôn Đôn) là một thí dụ.

Khi xem các chương trình khuyến nông trên truyền hình, anh Xen nhận thấy có nhiều nông dân đã thành công nhờ phát triển kinh tế vườn rừng từ cây mít nghệ cao sản. Đây vừa là cây ăn trái vừa là cây rừng nhưng từ trước đến nay, nhiều bà con nông dân vẫn xem mít là cây trồng xen để lấy trái ăn tươi. Nhận  thấy thế mạnh  của loại cây này, anh Xen đã mạnh dạn phá bỏ hơn 3 sào cà phê chất lượng kém do thiếu vốn đầu tư để chuyển sang trồng mít nghệ cao sản. Sau 4 năm chăm sóc, vụ mít năm 2011, vườn của gia đình anh Xen có năng suất đạt trên 7 tấn quả tươi; trung bình mỗi trái mít có trọng lượng từ 10-15 kg, điển hình có trái nặng đến 20kg được thương lái đặt mua tận vườn. Hiện nay với giá mít nghệ cao sản là 5.000 đồng/kg,  (có thời điểm cao hơn), chỉ tính trong vụ mít chính vụ từ tháng 10 đến tháng 12 đã cho gia đình anh Xen thu nhập gần 20 triệu đồng; gia đình anh đang hy vọng khi thu hoạch mít trái vụ từ tháng 4 đến 5 sẽ cho thu nhập cao hơn chính vụ rất nhiều. Ngoài ra, việc cung cấp nhỏ lẻ cho thị trường ăn tươi trong khu vực cũng cho gia đình thu nhập thêm vài triệu đồng mỗi vụ. Anh Xen cho biết: giá mít nghệ cao sản cao, nhưng cầu vẫn không đủ cung vì nhà máy sấy mít khô chỉ thích thu mua mít nghệ cao sản.

Vườn cây mít nghệ cao sản đã đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế vườn của gia đình anh Xen, sản phẩm mít thích hợp thị trường ăn tươi và chế biến khô  nên ít rủi ro khi tiêu thụ. Nhiều hộ nông dân như gia đình anh Xen đang hy vọng cây mít nghệ sẽ là loại cây đóng vai trò quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuân Hòa

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.