Multimedia Đọc Báo in

Cựu chiến binh Lê Văn Vinh với nghị lực vươn lên thoát nghèo

07:58, 01/08/2012

Quê ở Hà Nam, năm 1977 anh Lê Văn Vinh lên đường nhập ngũ, đóng  quân  tại  biên  giới  phía Bắc. Năm 1985, anh xuất ngũ, trở về quê hương lập gia đình và xây dựng cuộc  sống  mới.  Do  cuộc  sống  khó khăn,  lúc nào cũng  thiếu  trước hụt sau, năm 2000, vợ chồng anh quyết định  lập  nghiệp theo  diện  kinh  tế mới  tại  thôn  9,  xã Cư Prao  (huyện M’Drak).

Vợ chồng CCB Lê Văn Vinh.
Vợ chồng CCB Lê Văn Vinh.

 Với  1  ha  đất  được  Nhà  nước cấp và  số vốn 5,8  triệu đồng dành dụm  được,  vợ  chồng  anh Vinh  bắt tay  vào  làm  ruộng,  trồng đậu, ngô. Tuy nhiên, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm  sản  xuất,  chăn  nuôi,  chưa quen đất đai, khí hậu của vùng đất mới,  năng  suất  cây  trồng  không cao.  Hơn    nữa,  nơi  gia  đình  anh lập nghiệp  lại  là nơi  sình  lầy, khe suối  với  lau  lách  cỏ mọc  um  tùm, chưa  được  bàn  tay  con  người  khai phá. Khó khăn chồng chất khó khăn khiến  có  lúc  gia  đình  anh  tưởng phải bỏ cuộc giữa chừng. Được sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân đi xây dựng vùng kinh  tế mới như: cho  vay  vốn,  hướng  dẫn  khoa  học kỹ  thuật để áp dụng vào  sản xuất, chăn nuôi…, anh Vinh động viên vợ con khắc phục khó khăn, chịu khó lao động sản xuất để khai hoang mở rộng diện tích; vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; đồng thời mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất, tham quan một số mô hình kinh tế trong xã và địa phương  lân cận để tìm ra hướng phát triển kinh tế cho gia đình mình. Anh đã kết hợp mô hình vườn, ao, chuồng và trồng mía, gừng đồng thời trồng xen những cây ngắn  ngày  có  năng  suất  cao  như ngô  lai  và  đậu  đỗ  cao  sản  để  lấy ngắn nuôi dài… Những diện tích lúa nước không  thuận  lợi   anh  chuyển sang đào ao thả cá. Có chút vốn, vợ chồng anh  tiếp  tục mua  thêm 6 ha đất để mở  rộng  sản xuất. Sau một  thời gian, nhờ sự  lanh  lẹ,  tháo vát, chịu khó của vợ chồng anh, mô hình VAC của gia đình anh đã mang  lại thu nhập ổn định với 400 triệu đồng/ năm sau khi đã trừ chi phí. 

Cuộc sống ổn định, gia đình anh đã  mua  sắm  được  các  vật  dụng đắt tiền như:  3 xe ô tô tải, ti vi, tủ lạnh…  và  cho  con  cái  ăn  học  đến nơi  đến  chốn. Không  chỉ  làm  giàu cho mình, anh còn giúp đỡ bà con trong  thôn về vốn, kinh nghiệm về sản xuất. Mỗi vụ thu hoạch mía, anh tạo  công  ăn  việc  làm  cho hơn  100 nhân công. 

Được  sự  tín  nhiệm  của  bà  con trong  thôn,  anh  Lê  Văn  Vinh  đã được  bầu  là  thôn  trưởng  thôn  9, nhiều năm liền anh nhận được giấy khen  của Hội Cựu  chiến  binh,  của các cấp trao tặng.

Tiến Đức - Thúy Diệp

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.