Multimedia Đọc Báo in

Đầu tư trên 304 tỷ đồng cho phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, vật nuôi và thủy sản giai đoạn 2011-2020

11:33, 31/08/2012

UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, vật nuôi và thủy sản giai đoạn 2011-2020.

 Đề án nhằm nâng cao năng lực của hệ thống ứng dụng, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng công nghệ kỹ thuật cao sản xuất các giống lai, giống chất lượng cao để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của hàng hóa nông …

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Cụ thể: đối với trồng trọt, bảo đảm đủ giống chất lượng cao tái canh 13.600 ha cà phê giai đoạn 2012-2015, hơn 18.850 ha giai đoạn 2016-2020 và mở rộng diện tích ca cao; sản xuất và hỗ trợ nông dân sản xuất giống cây ăn trái có lợi thế như bơ, mít, sầu riêng; phấn đấu sản xuất 15% nhu cầu hạt giống ngô lai vào năm 2015 và 20-25% vào năm 2020; mỗi năm lựa chọn 300-350 hộ nông dân trồng 50 ha cỏ chất lượng cao cung cấp thức ăn cho nhu cầu chăn nuôi; đến năm 2015 cung cấp 40-45% nhu cầu hạt giống lúa xác nhận cho sản xuất và đến 2020 sẽ bảo đảm 100% nhu cầu. Về giống cây lâm nghiệp, sản xuất giống cây lâm nghiệp cho trồng rừng với quy mô 7.000 ha/năm (trồng rừng tập trung), 1 triệu cây/năm (trồng cây phân tán), 2.500 ha/năm (trồng cây cải tạo rừng nghèo); sản xuất cây giống bảo tồn nguồn gen; xây dựng 45 ha rừng giống chuyển hóa, 8 ha vườn giống. Về giống vật nuôi, cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực zêbu với quy mô 10.000 con/năm; tỷ lệ đàn heo chuyên nạc đạt 30% trên tổng đàn vào năm 2015 và trên 35% vào năm 2020; sản xuất 9.000-10.000 con heo sóc, heo rừng giống/năm, 2.000-3.000 con heo giống thương phẩm hướng nạc/năm để phục vụ nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn. Về giống thủy sản, đến năm 2015 các cơ sở sản xuất giống thủy sản sản xuất 76,5 triệu con cá giống, trong đó có 4,59 triệu con các đặc sản, 2,85 triệu cá giống rô phi; đến năm 2020, sản xuất 89,95 triệu cá giống, trong đó 5,4 triệu con cá đặc sản và 3,20 triệu cá giống rô phi.

Theo đó, các dự án giống được tập trung đầu tư, gồm: nhóm dự án giống cây nông nghiệp (sản xuất hạt giống lúa, ngô lai; cây giống dài ngày như: cà phê, ca cao, cây ăn trái); nhóm dự án giống cây lâm nghiệp (nâng cấp các vườn ươm hiện có, xây dựng rừng giống chuyển hóa và vườn giống, xây dựng phòng nuôi cấy mô); nhóm dự án giống vật nuôi (sản xuất giống heo, giống gia cầm, cải tạo đàn bò thịt bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực Zêbu); nhóm dự án giống thủy sản (nâng cấp, xây dựng mới các trại sản xuất giống thủy sản, hỗ trợ kỹ thuật cho các nông hộ, mở rộng trại giống ba ba ở huyện Krông Ana); dự án tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây nông lâm nghiệp, vật nuôi và thủy sản.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho các chương trình giống là 304.170 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 74.864 triệu đồng, còn lại là vốn vay và vốn của các tổ chức cá nhân.

T.N

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.