Multimedia Đọc Báo in

Người trưởng buôn nhiệt tình, gương mẫu, làm kinh tế giỏi

08:35, 23/09/2012

Năm 1992, thầy giáo Y Suan buôn Ê Rang, phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) quyết định xin nghỉ việc, ở nhà làm kinh tế để nuôi sống gia đình 8 miệng ăn, vì hồi đó hoàn cảnh kinh tế chung còn nhiều khó khăn.

Y Suan mua sắm được xe con đi giao dịch công việc và xe tải cùng con trai út kinh doanh dịch vụ chở hàng.
Y Suan mua sắm được xe con đi giao dịch công việc và xe tải cùng con trai út kinh doanh dịch vụ chở hàng.

Với hai triệu đồng trợ cấp nghỉ việc, Y Suan đầu tư mua giống, phân bón để trồng hai sào rưỡi mía tím. Đến khi cây mía cho thu hoạch, hằng ngày ông chặt mía rồi mang ra chợ Hòa Khánh bán. Mỗi năm từ hai sào rưỡi mía, gia đình cũng có khoản thu xấp xỉ hai mươi triệu đồng. Chỉ sau 3 năm, gia đình Y Suan bắt đầu có của ăn, của để, có vốn đầu tư mở rộng sản xuất như: mua thêm mấy sào ruộng, mua máy xay xát gạo để lấy cám chăn nuôi heo, bò. Từ năm 2005, khi đã có nguồn vốn liếng kha khá, Y Suan quyết định mở rộng sang thương mại-buôn bán nhỏ. Ông đầu tư mua xe cày để phục vụ bà con cày bừa đồng rộng, mua xe tải để vận chuyển mua bán hàng hóa, đầu tư cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Nhờ kinh tế ổn định, vợ chồng Y Suan chăm lo cho 6 người con học hành chu đáo, xây dựng được nhà ở khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi.

Vốn là giáo viên, lại được sự tín nhiệm của bà con trong buôn, nên tháng 5-1992, khi Y Suan vừa xin nghỉ dạy học, ông đã được bầu làm Trưởng buôn Ê Rang. Với vai trò buôn trưởng, Y Suan nhận thức rằng mình phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với bà con, xây dựng buôn Ê Rang thực sự vững về an ninh chính trị, có kinh tế và văn hóa phát triển. Muốn làm được những việc trên, bản thân ông phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức. Vừa công tác, vừa lo làm kinh tế gia đình, Y Suan vừa tranh thủ theo học các khóa đào tạo. Năm 1995, Y Suan hoàn thành lớp Trung cấp Lý luận chính trị; năm 1997 ông học xong lớp Trung cấp Khuyến nông. Ngoài ra, ông còn tự học trong sách vở, học trên mạng vi tính, học ngoài thực tiễn xã hội để tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích. Bằng những kiến thức đã tích lũy được, những năm qua Y Suan đã hỗ trợ hàng chục hộ dân trong buôn Ê Rang xây dựng thành công mô hình kinh tế hộ, xóa được nghèo. Cách làm của Y Suan là tới từng gia đình, hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa nước 2 vụ. Từ chỗ năng suất lúa của các hộ chỉ đạt 3 tạ/sào/vụ, sau khi được Y Suan hướng dẫn kỹ thuật đã tăng lên 1 tấn/sào/vụ. Và nhờ có sự dìu dắt của Trưởng buôn Y Suan mà các hộ như Y Blinh, Y Siết, Y Khum…và nhiều hộ khác trong buôn Ê Rang đã thoát cảnh đói nghèo.  Y Suan còn lấy ngay mô hình chăn nuôi heo, nuôi bò của gia đình mình ra làm mẫu để hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho một số hộ trong buôn phát triển chăn nuôi.

Năm 2004, Y Suan vinh dự được kết nạp Đảng. Và mới đây tại Đại hội Đảng bộ phường Khánh Xuân nhiệm kỳ 4, Y Suan được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ phường. Y Suan cho biết, hiện cả buôn Ê Rang có 156 hộ thì vẫn còn 35 hộ nghèo theo tiêu chí mới, mục tiêu của buôn trong năm 2012 này là giảm cho được 10 hộ nghèo. Và để làm được điều đó, Chi bộ buôn Ê Rang đã đi sâu phân tích nguyên nhân đói nghèo của từng hộ, đề ra biện pháp lãnh đạo thực hiện, trong đó quan trọng nhất là tìm cách hỗ trợ phù hợp nhất, giúp các hộ đầu tư sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả ngay trên ruộng, rẫy của họ. Ví dụ, hộ thiếu vốn thì hỗ trợ vay vốn, hộ thiếu khoa học kỹ thuật thì tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật, hộ thiếu đất thì đề nghị chính quyền giải quyết cấp thêm đất… Bên cạnh đó là vận động những hộ khá giả trong buôn cùng cộng đồng trách nhiệm, dìu dắt hộ nghèo vươn lên. Bản thân gia đình Y Suan trong những năm qua đã cho hàng chục lượt hộ trong buôn vay vốn không lấy lãi để đầu tư sản xuất.

Nói về Trưởng buôn Y Suan, ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN phường Khánh Xuân nhận xét: “Y Suan là buôn trưởng gương mẫu, tận tâm, luôn nói đi đôi với làm. Cứ việc gì có lợi cho cộng đồng là Y Suan làm hết mình. Y Suan không chỉ là người biết phấn đấu, chịu khó học hỏi, mà còn là điển hình về phát triển kinh tế, về xây dựng gia đình văn hóa để bà con trong cộng đồng noi theo”.

Bình Định


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.