Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Súp: Mùa dưa hấu… “đắng”!

16:53, 09/12/2012
Những năm trước đây, dưa hấu được xem là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Ea Súp. Bởi ưu điểm của cây trồng này là chỉ cần trồng trong khoảng thời gian ngắn (từ 2- 3 tháng) của vụ đông xuân hằng năm, trên một số diện tích đất bỏ không sau khi thu hoạch xong lúa 1 vụ, bắp, đậu... mà thu về lãi cao, khoảng 40- 50 triệu đồng/ha.
d
Người dân ở xã Ea Lê, huyện Ea Súp  chăm sóc dưa hấu chờ thu hoạch
Tuy nhiên vụ dưa hấu năm nay (đã bước vào mùa thu hoạch được gần 1 tháng qua), người dân chưa kịp vui mừng vì trúng mùa thì hàng trăm tấn dưa đang nằm chất đống mà không có thương nhân nào tìm đến thu mua như mọi năm.

 

b
Nhiều ruộng dưa trong huyện đã đến giai đoạn thu hoạch quả nhưng vẫn chưa có tư thương nào hỏi mua

 

h
Giờ đây, người trồng dưa tại huyện Ea Súp đang như đứng ngồi trên lửa vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Do đó, bà con phải tự mang dưa đi khắp các nẻo đường liên xã, chợ huyện và ra tận khu vực TP. Buôn Ma Thuột để bán, mong gỡ gạc phần nào số vốn bỏ ra đầu tư. Nếu như niên vụ 2011, dưa được bán với giá 5.000- 7.000 đồng/kg tại ruộng, thì năm nay, một quả dưa căng bóng 12- 15kg bán lẻ cũng chỉ khoảng 800- 1.000 đồng/kg.

 

h
Cách duy nhất là tự mang dưa đi bán lẻ trên hầu khắp các tuyến đường liên xã và huyện Ea Súp

 

j
Hoặc vận chuyển dưa lên khu vực TP. Buôn Ma Thuột để bán, mong gỡ gạc phần nào vốn đầu tư chăm sóc

Theo anh Trần Văn Ơn, người trồng dưa tại xã Ea Lê cho biết: năm ngoái, các tư thương khắp nơi tìm về địa phương mua dưa rất đông với giá ổn định, nên năm nay bà con trong xã  đua nhau trồng, nâng diện tích dưa hấu toàn xã lên tới gần 20 ha (tăng khoảng 30% so với năm ngoái). Nhiều hộ thậm chí còn đi vay nợ lãi ngân hàng để đầu tư, ấy vậy mà đến lúc thu hoạch thì chẳng có ai mua. Không ít hộ trồng dưa giờ đây đang lâm vào cảnh nợ nần chống chất, vì thua lỗ nặng nề.

Lê Thành

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.