Multimedia Đọc Báo in

Xây nhà trăm triệu từ việc để dành ngày công

09:01, 05/01/2013

Năm 2000, anh Y Win Byă (ở buôn Kroa B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar) đi làm phụ hồ. Nhờ chịu khó làm việc, ham học hỏi nên anh đã được làm thợ, rồi chuyển sang làm chủ thầu.

Anh Y Win Byă trước ngôi nhà đang xây  của mình.
Anh Y Win Byă trước ngôi nhà đang xây của mình.

Tính đến nay, chỉ riêng trong buôn Kroa B, anh Y Win đã nhận làm hơn 20 ngôi nhà có giá tiền từ 30 triệu đồng trở lên. Mỗi khi chứng kiến niềm vui khánh thành nhà mới, anh lại suy nghĩ phải tự xây cho mình một ngôi nhà mới để gia đình không phải ở mãi trong căn nhà tạm. Mong ước ấy đã thôi thúc anh Y Win nghĩ cách để dành tiền. Khi làm thợ xây, anh để dành ngày công bằng cách nhờ chủ thầu ghi công nợ. Khi làm chủ thầu, anh cho chủ nhà nợ lại tiền công xây nhà, xem như là “của để dành”. Điều này vừa giúp chủ nhà bớt lo lắng về tiền công xây dựng, lại giúp anh Y Win cất giữ được một khoản tiền khá lớn. Được chủ thầu cho nợ tiền công, hầu hết các hộ xây nhà, nhất là những hộ khó khăn trong vùng đều gọi anh Y Win đến làm. Cứ như vậy, trong 5 năm, vừa làm, vừa để dành ngày công, vừa để dành tiền, anh Y Win đã có đủ điều kiện để xây cho mình một ngôi nhà trị giá hơn 200 triệu đồng.

Xuân Hòa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.