Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu bằng mô hình nuôi bồ câu Pháp

21:00, 14/04/2013

Năm 2000, trong một lần về quê thăm họ hàng ở Quảng Nam, ông Nguyễn Tường Mai (tổ dân phố 4, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar) tình cờ được tận mắt nhìn thấy mô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng cho giá trị kinh tế cao và ổn định. Nhận thấy đây là mô hình nuôi mới, có nhiều triển vọng nên ông đã bàn với gia đình đầu tư làm chuồng nuôi thử nghiệm 10 cặp bồ câu.

Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên bồ câu của ông chậm lớn, thường xuyên bị bệnh nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhờ chịu khó tìm hiểu qua sách báo, tham quan các mô hình nuôi khác, đàn bồ câu của ông phát triển tốt, số lượng liên tục tăng lên và đến nay ổn định với 200 cặp bồ câu sinh sản, 400 cặp chim thịt.


Ông Nguyễn Tường Mai kiểm tra sức khỏe đàn chim bồ câu
Ông Nguyễn Tường Mai kiểm tra sức khỏe đàn chim bồ câu.

 

Ông Mai cho biết, bồ câu là loại động vật hoang dã, ít bị dịch bệnh và dễ nuôi. Chỉ cần đầu tư một không gian chuồng trại thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ là có thể nuôi được. Thức ăn cho chim chủ yếu là cám tổng hợp trộn lẫn với lúa, bắp xay nhỏ nên người nuôi luôn chủ động được nguồn thức ăn. Mỗi ngày, chim bồ câu ăn 2 lần, sáng từ 8-9 giờ; chiều từ 15-16 giờ; người già, trẻ em đều có thể trông nom và chăm sóc được. Bình quân, mỗi năm một cặp bồ câu có thể đẻ 8-9 lứa, mỗi lứa 2 con. Chim non 28 ngày tuổi đạt trọng lượng bình quân 530 - 580g/con là có thể xuất bán với giá 70.000 đồng/cặp. Còn giá chim bồ câu giống là 300.000 đồng/cặp. Bên cạnh đó, ông Mai còn tận dụng phân chim bồ câu ủ với vỏ cà phê làm phân hữu cơ rất tốt cho việc cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập từ nuôi chim bồ câu được gần 100 triệu đồng.

Theo Đông y, thịt bồ câu có tính bình, vị mặn, vị ngọt, thơm và là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ nên thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khỏe. Ngày nay, đời sống kinh tế được nâng cao, nhu cầu sử dụng chim bồ câu làm thực phẩm ngày càng tăng nên đầu ra của gia đình ông luôn được bảo đảm.

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.