Multimedia Đọc Báo in

Trở thành triệu phú nhờ chăm chỉ làm ăn

07:03, 19/04/2013

Quê ở Cao Bằng, năm 1984, ông Lô Hoàng Thiện vào xã Ea M’nang (huyện Cư M’gar) lập nghiệp  với 2 bàn tay trắng. Năm 1987 gia đình ông chuyển vào khu vực cầu 3, xã Quảng Hiệp làm công nhân Lâm trường Cư M’gar, đến năm 1990 khi Lâm trường giải thể, gia đình chuyển vào thôn Hiệp Tiến sinh sống. Với số vốn tiết kiệm sau nhiều năm và vay mượn thêm bà con, ông mua được hơn 3 ha đất trồng hoa màu và 2 sào đất trồng lúa. Đồng thời, vợ chồng ông còn chăn nuôi thêm heo, gà. Nhờ cần cù, chịu khó, chăn nuôi đúng kỹ thuật nên đàn heo, gà nhà ông Hiệp lớn nhanh, ít bệnh, cho hiệu quả cao. Năm 1994, ông Hiệp quyết định chuyển đổi diện tích hoa màu sang trồng cây cà phê. Lấy ngắn nuôi dài, khi cà phê chưa giao tán ông trồng xen thêm hoa màu, nâng cao hiệu quả sản xuất cho gia đình. Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, ông cũng gặp một số khó khăn trong việc chọn giống và chăm sóc cà phê. Nhưng sau đó nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các hộ khác và tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật do các tổ chức đoàn thể tổ chức, ông không chỉ khắc phục được tình trạng kém năng suất ở cây trồng mà còn biết áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, bằng cách  trồng  xen thêm một số cây tiêu, sầu riêng trong vườn cà phê, tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp ủ phân vi sinh bón cho cây trồng…

Ngoài chăn nuôi heo, gà, trồng cà phê, vợ chồng ông Lô Hoàng Thiện còn mở thêm dịch vụ xay xát nông sản, thức ăn gia súc và lò ấp trứng. Hiện bình quân mỗi tháng lò ấp của gia đình ông ấp khoảng 1.000 – 5.000 quả trứng, hằng năm xay xát từ 20 - 30 tấn lúa, 10 tấn bột gia súc cho bà con. Việc kinh doanh này đã đem đến cho gia đình ông nguồn thu nhập đáng kể. Đến nay, khi các con đã lớn và lập gia đình, ông đã chia một phần diện tích đất cho các con chỉ giữ lại 5 sào cà phê, mô hình chăn nuôi heo, gà, dịch vụ xay xát và lò ấp trứng, sau khi đã trừ hết chi phí ông có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

 Ông Lô Hoàng Thiện nhiều năm liền được xã Quảng Hiệp công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Dũng Hữu (Đài TT huyện Cư M’gar)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.