Multimedia Đọc Báo in

Tỷ phú vùng sâu Ea Sol

08:32, 17/06/2013

Năm 1995, nắm bắt được nhu cầu khai hoang đất ở Tây Nguyên rất lớn nên vợ chồng anh Vũ Đình Sơn và chị Lưu Thị Nụ đã đưa máy ủi đến thôn Ea Jú, xã Ea Sol (huyện Ea H’leo) để lập nghiệp.

Năm 1997 với số tiền dành dụm được từ công việc múc ủi thuê và vay mượn thêm của bà con, vợ chồng anh chị đã liên kết cùng với lâm trường mua hơn 30 ha đất trồng cao su. Những ngày đầu bắt tay vào trồng cao su, gia đình anh gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật. Khi cao su bước vào thu hoạch, giá bán lại xuống thấp khiến hoàn cảnh vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn; có những lúc vợ chồng anh, chị  tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Thế nhưng với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, vợ chồng anh chị đã trồng nhiều loại cây màu và trồng dâu nuôi tằm để có vốn đầu tư chăm sóc cây cao su . Bằng ý chí và nghị lực vượt khó, trải qua hơn 15 năm bám trụ trên vùng đất mới, vợ chồng anh chị đã có được 35 ha cao su; 1,5 ha cà phê và 4.000 trụ tiêu. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vườn cao su, cà phê, hồ tiêu của gia đình anh chị luôn xanh tốt và cho năng suất cao; hằng năm thu nhập từ 1,3-1,5 tỷ đồng.

Hai  vợ chồng anh Sơn, chị Nụ  thăm vườn  cao su.
Hai vợ chồng anh Sơn, chị Nụ thăm vườn cao su.

Bận rộn với chuyện làm giàu, nhưng anh chị cũng luôn quan tâm đến việc nuôi dạy 2 con ăn học; trong đó người con lớn học xong Đại học Quản trị kinh doanh đã đi làm, người con út đã học xong Đại học Ngân hàng và đang tiếp tục theo học Thạc sĩ tại Singapore. Bên cạnh làm kinh tế giỏi vợ chồng anh chị còn thường xuyên giúp đỡ các hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn về vốn, giống, khoa học kỹ thuật và tạo việc làm ổn định cho từ 25-30 lao động, với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Hoài Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.