Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả từ những sáng kiến trong lao động

09:16, 08/01/2014
Nhờ phát huy tính chủ động, sáng tạo và gắn nhiệm vụ chuyên môn của từng thành viên với các phong trào thi đua sôi nổi…, cán bộ, công nhân Điện lực Lak đã có nhiều sáng kiến, cải tiến có giá trị ứng dụng và lợi ích cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Sáng kiến thu hồi dây dẫn cũ bằng máy trộn bê tông dùng động cơ diesel làm giảm sức lao động cho công nhân và nâng cao hiệu quả công tác.
Sáng kiến thu hồi dây dẫn cũ bằng máy trộn bê tông dùng động cơ diesel làm giảm sức lao động cho công nhân và nâng cao hiệu quả công tác.

Anh Trần Thanh Sơn vào công tác tại Công ty Điện lực Dak Lak từ tháng 5-1995 với nhiệm vụ là công nhân Đội Quản lý lưới điện 35kV. Năm 2002, anh được điều về trực Trạm trung gian F5 tại Chi nhánh điện Krông Ana. Khi Chi nhánh điện Lak mới được thành lập năm 2007, anh là một trong những người đầu tiên được điều động đến đây làm việc. Trong quá trình công tác, anh luôn tìm tòi, học hỏi qua đồng nghiệp, sách báo chuyên ngành… để phấn đấu trở thành công nhân có tay nghề khá, am hiểu về kết cấu lưới điện và thành thạo công tác quản lý vận hành các trạm biến áp trung gian. Nhờ đó, anh được lãnh đạo Điện lực Lak tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý kỹ thuật tại phòng kế hoạch – kỹ thuật – vật tư rồi tổ trưởng tổ tổng hợp trực thuộc phòng kinh doanh. Dù ở vị trí công tác nào, anh cũng cần cù chịu khó, không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Một trong những “dấu ấn” đậm nét nhất của anh tại đơn vị là chương trình “Lập phiếu công tác và phiếu thao tác trên máy tính” do chính anh tự mày mò, nghiên cứu làm ra và được PC Dak Lak cấp giấy chứng nhận sáng kiến loại C vào năm 2012 . Sáng kiến này chấm dứt việc lập phiếu công tác bằng tay tốn nhiều thời gian lại dễ xảy ra sai sót được thay thế bằng thao tác trên máy tính một cách dễ dàng, hạn chế sai sót bằng cách nhập dữ liệu tên phiếu, địa điểm, ngày giờ, đơn vị quản lý vận hành… một lần vào bảng tổng hợp trên chương trình Excel…, giúp việc kiểm tra đối chiếu thông tin phục vụ các thao tác cắt điện đường dây, trạm biến áp để thi công trên lưới thuận tiên, ít thời gian hơn.

Trong khi đó, sáng kiến thu hồi dây dẫn cũ bằng máy trộn bê tông dùng động cơ diesel của anh Huỳnh Minh Tú đã giúp việc thu hồi dây dẫn cũ sau cải tạo được nhanh chóng, giảm chi phí nhân công. Về công tác tại Điện lực Lak năm 2007, với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý đường dây, trạm biến áp, anh và các công nhân kỹ thuật khác gặp rất nhiều khó khăn trong việc kéo, thu hồi dây cáp điện do lưới điện đi qua địa hình đồi núi, nhiều cây cối, khối lượng dây phải thu hồi lớn, trong khi đó, lực lượng công nhân ít, việc thi công bằng tay rất vất vả. Để công việc giảm bớt nặng nhọc mà vẫn đạt hiệu quả cao, anh đã tìm hiểu và thực hiện ý tưởng của mình bằng cách dùng một ống cuộn ru lô bằng sắt gắn lên trên cối trộn bê tông sử dụng động cơ diesel, khi vận hành máy sẽ kéo và quấn dây một cách dễ dàng. Hệ thống này gọn, dễ vận chuyển, chỉ cần 3 người vận hành, năng suất lao động tăng lên gấp chục lần so với phương pháp thủ công bằng tay. Ông Đặng Xuân Vũ, Giám đốc Điện lực Lak cho biết, ngoài 2 sáng kiến trên, đơn vị còn sở hữu 1 sáng kiến hiệu quả khác là sử dụng coje lắp bảo vệ thùng công tơ, các sản phẩm này mang tính ứng dụng và có giá trị làm lợi cao, được PC Dak Lak phát động áp dụng rộng rãi vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại các điện lực cơ sở, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành hệ thống lưới điện, giảm cường độ lao động chân tay và thời gian thao tác, tiết kiệm chi phí và góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tại đơn vị.

M.T


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.