Multimedia Đọc Báo in

Ổn định lãi suất: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

09:05, 29/06/2014
Từ đầu năm đến nay, ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh giảm và giữ ổn định lãi suất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tăng trưởng tín dụng có nhiều tín hiệu khả quan

Theo Báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Dak Lak (gọi tắt là NHNN) tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 6-2014 tăng 1,6% so với tháng 12-2013, nếu so với cùng kỳ năm trước, tín dụng tăng khoảng 11,3%. Cụ thể, doanh số cho vay 6 tháng đầu năm ước đạt 28.103 tỷ đồng; bằng 59,9% của năm 2013; doanh số thu nợ ước đạt 27.459 tỷ đồng; bằng 61,3% của năm 2013. Tính đến nay, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 40.902 tỷ đồng (tăng 643 tỷ đồng). Tăng trưởng tín dụng trong những tháng tới được dự báo có khả năng tiếp tục tăng mạnh hơn khi lãi suất được định hướng tiếp tục giảm khi thanh khoản ngân hàng được bảo đảm và dư thừa so với yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán.  Để có được kết quả trên, việc giữ ổn định lãi suất giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư là một trong những yếu tố quyết định. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn,  lãi suất cho vay bằng VND giảm từ 0,5-1%/năm. Trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến 8-9%/năm, đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp vừa và nhỏ; công nghiệp hỗ trợ) lãi suất phổ biến 7,5-8%; lãi suất cho vay trung, dài hạn phổ biến từ 11-13%/năm. Lãi suất cho vay bằng USD cũng vẫn ổn định, hiện phổ biến ở mức 6-8%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6-7%/năm, 6,5-8%/năm đối với trung và dài hạn.

Lãi suất ổn định giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.
Lãi suất ổn định giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm túc trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước; mặt bằng lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam giảm 0,5 - 1%; lãi suất huy động bằng USD giảm 0,25% so với đầu năm. Hiện nay, lãi suất huy động bằng VNĐ đối với kỳ hạn dưới 1 tháng phổ biến 1%/năm; lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn phổ biến mức 6%/năm, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phổ biến 6,5%/năm. Lãi suất huy động bằng USD đối với cá nhân trên địa bàn phổ biến 1%/năm, tổ chức 0,25%/năm.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, đảm bảo an toàn, tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chủ động phối hợp với khách hàng đánh giá các khoản nợ vay để cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng, giảm chi phí để từng bước giảm mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ khó khăn với khách hàng. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng, dư nợ cho vay lãi suất đến 9%/năm ước đạt 9.786 tỷ đồng, chiếm 23,9% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay lãi suất trên 9%-13%/năm ước đạt 26.167 tỷ đồng, chiếm 64%; dư nợ cho vay lãi suất trên 13%-15%/năm ước đạt 4.724 tỷ đồng, chiếm 11,5% và dư nợ cho vay trên 15%/năm còn 225 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ cho vay. Mới đây nhất ngành ngân hàng đã tổ chức Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, lãi suất của các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại cũng đã triển khai thực hiện chương trình kết nối doanh nghiệp; chủ động tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp có uy tín, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để xem xét, giải quyết cho vay.

Với sự ổn định lãi suất cùng nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả, hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế của tỉnh đã có dấu hiệu tăng trưởng. Giá trị tổng sản phẩm ước đạt 8.655 tỷ đồng, bằng 49,6% kế hoạch, tăng 6,05% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 3.965 tỷ đồng, bằng 53,2% so với kế hoạch, tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 1.260 tỷ đồng, bằng 40,8% kế hoạch, tăng 4,91%; khu vực thương mại dịch vụ ước đạt 3.430 tỷ đồng, bằng 49,7% so với kế hoạch, tăng 9,8%...

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.