Multimedia Đọc Báo in

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Dak Lak: Tăng cường quản lý chất lượng cà phê nhân trên địa bàn tỉnh

14:02, 29/10/2014
Dak Lak là xứ sở cà phê, sản phẩm cà phê là một trong những mặt hàng có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Nhằm cải thiện chất lượng cà phê ngay từ khâu nguyên liệu ban đầu, giữ gìn danh tiếng cho thương hiệu hàng đầu “Cà phê Buôn Ma Thuột”, thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản Dak Lak đã tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê nhân trên địa bàn tỉnh.

Cà phê nhân là nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp chế biến cà phê rang xay, hòa tan..., là chất phụ gia cho một số ngành chế biến thực phẩm, đồ uống. Cà phê nhân cũng là dạng nguyên liệu cơ bản, phổ biến dùng để mua bán, giao dịch, lưu trữ với số lượng lớn… Để có sản phẩm cà phê nhân đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao đòi hỏi người làm cà phê phải chú trọng ngay từ khâu thu hoạch đến khâu sơ chế: xay, phơi (sấy) và bảo quản, lưu trữ trong kho, bãi… Chính vì vậy, quản lý chất lượng cà phê nhân trên địa bàn là một công việc hết sức quan trọng.

Phơi, sấy đúng kỹ thuật là một trong những công đoạn quyết định chất lượng cà phê nhân (ảnh minh họa).
Phơi, sấy đúng kỹ thuật là một trong những công đoạn quyết định chất lượng cà phê nhân (ảnh minh họa).

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê nhân trên địa bàn tỉnh, trong những tháng gần đây, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản Dak Lak đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát để có đánh giá chung về thực trạng chấp hành điều kiện bảo đảm chất lượng, ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê nhân trên địa bàn. Trên cơ sở đó, yêu cầu các đơn vị áp dụng các tiêu chí về điều kiện bảo đảm chất lượng, ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn tại Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT, ngày 14-2-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá, Chi cục sẽ đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước có hiệu quả nhằm bảo đảm chất lượng, An toàn thực phẩm.

Thực hiện theo Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản Dak Lak đã tiến hành kiểm tra 26 cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê nhân trong tỉnh và kết quả đánh giá, xếp loại được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như sau: Có 4 cơ sở đạt loại A (15,4%) và 22 cơ sở đạt loại B (84,6%).

4 cơ sở đạt loại A bao gồm: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Dak Lak (23 Ngô Quyền, TP. Buôn Ma Thuột); Công ty TNHH MTV Cà phê 720 (Thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar); Công ty TNHH MTV Cà phê Ca cao Tháng 10 (km 23, Quốc lộ 26, huyện Krông Pak); Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Pôk (km 14, tỉnh lộ 8, huyện Cư M’gar).

Các cơ sở còn lại đạt loại B:

Trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột gồm các cơ sở: Xí nghiệp Tư doanh TM Bá Thành 10-12 Nguyễn Văn Cừ; Công ty TNHH Đăk Man km 7, Quốc lộ 26; Chi nhánh Công ty TNHH Olam tại Dak Lak Lô C6, Cụm công nghiệp Tân An 1; Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Intimex tại Buôn Ma Thuột (Lô CN3, Cụm công nghiệp Tân An 2, km 8, tỉnh lộ 8, phường Tân An); Công ty TNHH TM Thái Phúc (350 Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi); Công ty TNHH TM Phúc Minh (17 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất); Công ty TNHH An Vinh (214 B, Y Wang, phường Ea Tam); Xí nghiệp Tư doanh TM Quang Anh (152 Phạm Văn Đồng, phường Tân Hòa); DNTN TM Tiến Phát (392 Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân); Công ty TNHH MTV TM-DV Hoàng Quyến (34, tỉnh lộ 5, thôn 2, xã Cư Êbur); DNTN TM Phúc Sương (461 Phan Chu Trinh, phường  Tân Lợi  và 91 Hà Huy Tập); DNTN TM Hiệp Thịnh (134 Hà Huy Tập, phường Tân Lợi); DNTN TM Hòa Thuận (thôn 6, xã Hòa Thuận)

Ở huyện Ea H’leo có Hợp tác xã Cà phê Thủy Tiến (176 Giải Phóng, thị trấn Ea Đrăng)

Ở huyện Krông Buk có các cơ sở: Xí nghiệp Tư doanh TM Hùng Hưng (thôn 2, xã Tân Lập); Công ty TNHH Đức Hòa Dak Lak (thôn Tân Lập 4, xã Pơng Đrang)

Ở huyện Cư M’gar có Công ty TNHH MTV Cà phê Hiến Thư (tổ dân phố 3, thị trấn Quảng Phú).

Ở huyện Cư Kuin có các cơ sở: Công ty TNHH MTV Cà phê Chư Quynh (thôn 8, xã Ea Ning); Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Đức (km 12, Quốc lộ 27); Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Ktur (km 16, Quốc lộ 27); Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Tiêu (buôn Tiêu, xã Ea Tiêu); Công ty TNHH MTV Cà phê Ea H’nin (thôn 22, xã Ea Ning).

Minh Quân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.