Multimedia Đọc Báo in

Nạn... giả hàng Việt

09:28, 28/10/2014
5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên  địa bàn tỉnh, có lẽ điều đáng mừng nhất là người tiêu dùng (NTD) đã chuyển dần từ thói quen sính ngoại sang dùng hàng do trong nước sản xuất.

Từ đó, nhiều người đã lựa chọn hàng Việt phục vụ cho sinh hoạt của bản thân và gia đình. Chính vì hàng Việt lên ngôi nên đã có không ít tiểu thương cố tình chơi “chiêu trò” đổi mác hàng ngoại thành hàng Việt, hoặc nhá thương hiệu Việt, khiến nhiều NTD đau đầu với tình trạng giả hàng Việt này.

  Thực trạng trên phổ biến nhất ở mặt hàng trái cây, vì đa  số NTD  luôn cảnh giác với các loại trái cây Trung Quốc. Nắm bắt tâm lý đó, hầu hết tiểu thương bán hàng đều tìm cách… “né” chữ Trung Quốc để bán cho được hàng. Tại các quầy, sạp bày bán trái cây, sau một đêm đến sáng, các loại củ, quả như táo, nho, cam, cà rốt, khoai tây… Trung Quốc (theo đường tiểu ngạch) đều được “hô biến” thành hoa quả “đặc sản” của Việt Nam như cà rốt, khoai tây Đà Lạt, nho Ninh Thuận… Theo quan sát tại một buổi chợ sớm, dễ nhận thấy là đa số các loại trái cây kể trên đều được tiểu thương lấy ra từ một thùng xốp (cũng có khi là loại thùng bìa cứng) có in dòng chữ Trung Quốc màu đỏ, sau đó các thùng, bì đựng hàng có liên quan đến dòng chữ Trung Quốc nhanh chóng được  “phi tang” chỉ còn lại trái cây bày bán trên sạp, quầy, với  nhãn mác mới là… hàng Việt!

Tương tự, mặt hàng quần áo cũng không ngoại lệ, tại một số chợ, thậm chí là các cửa hàng thời trang bình dân ở Buôn  Ma Thuột, nếu để ý kỹ sẽ thấy có không ít chiếc áo được gắn mác sơ sài, chỉ là mảnh giấy nhỏ ghi dòng chữ chung chung trên cổ áo như “fashion”, V.T, KT, T&T…  mà người mua chẳng thể … dịch nổi và càng không thể biết là hàng của nước nào (?!) Hỏi một người quen bán mặt hàng này thì được biết, hầu hết đều là hàng Trung Quốc, khi nhập về, tiểu thương tự ý “thay áo mới” cho sản phẩm bằng cách tháo nhãn có dòng chữ Trung Quốc và gắn các mác hàng có sẵn bằng tiếng Việt vào.

Sau nhiều nỗ lực của các ngành chức năng, việc tuyên truyền cho hàng Việt trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực. Thế nhưng, vì hám lợi một số tiểu thương đã cố tình đánh tráo hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc trôi nổi thành hàng nội để bán cho được hàng. Điều này khiến cho niềm tin của NTD về hàng Việt bị giảm sút. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc, có biện pháp ngăn chặn tình trạng tráo hàng trên để tạo điều kiện cho hàng Việt uy tín, chất lượng luôn có chỗ đứng xứng đáng trong lòng NTD Việt. 

Trâm Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.