Multimedia Đọc Báo in

Đầu tư hơn 24 nghìn tỷ đồng cho phát triển chăn nuôi đến năm 2020

21:46, 27/10/2014

UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của tỉnh, với tổng nguồn vốn là 24 nghìn tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách 78,2 tỷ đồng, vay tín dụng trên 15,8 nghìn tỷ đồng, nhà sản xuất gần 8,2 nghìn tỷ đồng.

Nuôi ong mật ở xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột
Nuôi ong mật ở xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 12-13%, chiếm 30-35% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 168.000-170.000 tấn/năm; sản lượng sữa tươi 70.000 tấn; ong mật 5.800-6.000 tấn.

Đề án sẽ tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ người chăn nuôi 50% giá trị con giống bò đực Zêbu (trọng lượng từ 250-300 kg/con) để thay thế giống bò đực địa phương nhằm cải tạo đàn bò; hỗ trợ 50-70% chi phí mua tinh bò, vật tư và tiền công phối giống; hỗ trợ 30% giá trị heo đực hậu bị cho các dự án nuôi heo cái sinh sản, phát triển giống heo ngoại hướng nạc khi được cơ quan thẩm quyền thẩm định đủ điều kiện sản xuất con giống; hỗ trợ 50% kinh phí tiêm phòng các loại vắc-xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả heo cho các cơ sở chăn nuôi thuộc khu vực III (Ea Súp, Buôn Đôn, Lak, Krông Bông, M’Drak) và kinh phí xét nghiệm để thẩm định xét cơ sở sản xuất con giống an toàn dịch bệnh trong 3 năm đầu tiên; hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, tham quan mô hình trong tỉnh và kinh phí lấy mẫu huyết thanh định kỳ để kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm…

Thuận Nguyễn
 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.