Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak được bổ sung gần 20 tỷ đổng bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

09:00, 15/01/2015

Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung cho 18 tỉnh 321,636 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách Trung ương năm 2014 để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, trong đó Dak Lak được bổ sung 19,797 tỷ đồng.

Việc hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa hiện đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11-5-2012 của Chính phủ.

Thu hoạch lúa tại huyện Ea Súp
Thu hoạch lúa tại huyện Ea Súp

Theo Nghị định trên, đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương từ 2012 - 2015, ngoài hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước còn được ngân sách Trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để sản xuất lúa là 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định việc hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa; ưu tiên hỗ trợ chi phí bảo hiểm sản xuất lúa...

Ngoài Dak Lak, đợt này còn có 17 tỉnh được bổ sung kinh phí gồm: Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Cà Mau.


Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.