Multimedia Đọc Báo in

NHNN yêu cầu đẩy mạnh cho vay theo Quyết định 68

17:49, 17/08/2015

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản đề nghị các ngân hàng thương mại đẩy mạnh thực hiện cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định 68 là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Để đẩy nhanh tốc độ giải ngân đối với chương trình, NHNN đề nghị các ngân hàng thương mại xác định đây là chương trình tín dụng của Chính phủ có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng phục vụ cho việc cơ giới hóa, giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Các ngân hàng thương mại quán triệt sâu sắc và hướng dẫn triển khai cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68 trong toàn hệ thống.

Một hộ dân tại huyện Krông Ana bên chiếc máy mua nhờ vốn vay theo Quyết định 68
Một hộ dân tại huyện Krông Ana bên chiếc máy cày mua nhờ vốn vay theo Quyết định 68


Các chi nhánh, phòng giao dịch phải niêm yết công khai đối tượng, quy trình, thủ tục vay vốn để khách hàng biết và tiếp cận vốn vay.

Ngoài ra, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chính sách cho vay hỗ trợ này để người dân, doanh nghiệp nắm bắt được chủ trương, chính sách của Chính phủ để tích cực tham gia.

Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, các ngân hàng thương mại báo cáo NHNN, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính để có giải pháp xử lý kịp thời.

Theo Quyết định 68, Ngân sách Nhà nước (NSNN) sẽ hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối tượng được vay là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân; mức vay tối đa có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa và được hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba.


Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.