Multimedia Đọc Báo in

Giải thể quỹ tín dụng hoạt động không hiệu quả

09:00, 04/09/2015
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước.
 
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh khẩn trương rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước; trên cơ sở đó tiếp tục duy trì các quỹ hoạt động có hiệu quả; xây dựng phương án chuyển đổi cho các quỹ có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ trùng lặp, nhất là các quỹ đầu tư có tính chất sinh lời; kiên quyết cho dừng hoạt động, giải thể các quỹ hoạt động không hiệu quả, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc các quỹ đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Chỉ thành lập quỹ mới trong trường hợp thật cần thiết và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 
Khách hàng đang giao dịch tại QTDNDCS Tân Hòa (phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột)
Khách hàng đang giao dịch tại QTDNDCS Tân Hòa (phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột)
Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động và việc chấp hành pháp luật của các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cũng là một nhiệm vụ được nhấn mạnh tại Chỉ thị này. Trong đó, yêu cầu các quỹ này phải thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính hằng năm, riêng phần kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ phải được tổng hợp đầy đủ; báo cáo tài chính quỹ phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, theo dõi; công khai rộng rãi hoạt động của các quỹ tài chính…
 
Trên địa bàn Đắk Lắk hiện có 11 quỹ tín dụng (chủ yếu là quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDNDCS). Thời gian qua, các QTDNDCS đã và đang tích cưc thực hiện đề án tái cơ cấu theo phương án đã được giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh phê duyệt. Sau 1 năm thực hiện tái cơ cấu, các QTDNDCS trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, nợ xấu chỉ chiếm 0,3% tổng dư nợ và 11/11 QTDNDCS đều kinh doanh có lãi.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.