Multimedia Đọc Báo in

Tỷ lệ chợ xã đạt chuẩn còn thấp

23:01, 30/10/2015
Thực hiện Nghị định 02/2003/NĐ-CP, ngày 14-1-2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh đầu tư gần 16 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp chợ nông thôn, trong đó, vốn ngân sách 6,4 tỷ đồng, các thành phần kinh tế 9,5 tỷ đồng.
Nhờ đó, một số địa phương đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, nâng cấp, sửa chữa chợ như: chợ Ea Tân, Phú Lộc, Phú Xuân (huyện Krông Năng), Ea Hiao, Cư Mốt (huyện Ea H’leo), Hoà Phú, Đạt Lý (TP. Buôn Ma Thuột)… Tuy nhiên, nguồn vốn trên còn thấp so với nhu cầu thực tế của các địa phương, nên chủ trương phát triển mạng lưới chợ gặp nhiều khó khăn, chất lượng chợ nông thôn còn hạn chế. Cụ thể, trong số 106/152 xã có chợ, mới chỉ có 39/152 xã (chiếm tỷ lệ 25,6%) đạt tiêu chí số 7 về chợ nông thôn; đặc biệt, một số địa phương có nhiều xã không có chợ hoặc chợ chưa đạt chuẩn như Ea Kar, Krông Bông, M’Đrắk… Trong giai đoạn 2016 – 2020, kế hoạch của ngành công thương là tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư, chuyển đổi mô hình quản lý chợ, phấn đấu có thêm 39 chợ xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

 

Chợ xã Ea Wy, huyện Ea H’leo chỉ họp một buổi, còn lại, người dân phải buôn bán ngoài đường
Người dân xã Ea Wy (huyện Ea H’leo) phải buôn bán ngoài đường vì chợ xã chỉ họp một buổi.
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.