Multimedia Đọc Báo in

Quy hoạch sử dụng đất phải giữ vững diện tích đất rừng

18:25, 01/01/2017
UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016 – 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng chủ trì hội thảo.
 
Các đại biểu dự hội thảo
Các đại biểu dự hội thảo
Theo nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016 – 2020 do Sở Tài nguyên - Môi trường và đơn vị tư vấn xây dựng, nhu cầu sử dụng đến năm 2020 gồm 1.161.330 ha đất nông nghiệp, 120.706 ha đất phi nông nghiệp và 31.177 ha đất chưa sử dụng.
 
Các đại biểu đã góp ý vào nội dung, chỉ tiêu, danh mục dự án theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2016 – 2020 và quy hoạch của các ngành, trong đó, cần cập nhật số liệu phù hợp với thực tế gắn với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng và quy hoạch sử dụng rừng phòng hộ, sản xuất và rừng đặc dụng; đưa vào quy hoạch nhu cầu đất xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại huyện Buôn Đôn và Ea Súp, Khu công nghiệp Phú Xuân (huyện Cư M’gar), Trung tâm thương mại tại TP. Buôn Ma Thuột và các công trình dự án cửa hàng xăng dầu tại các địa phương; đồng thời, tăng diện tích sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng phát biểu tại hội thảo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng phát biểu tại hội thảo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng yêu các cầu cơ quan chức năng tổng hợp, hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016 – 2020 trước khi trình Chính phủ phê duyệt; trong đó, đặc biệt chú ý giữ diện tích và độ che phủ rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực đất đai; tăng cường thanh kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất, kiểm soát tình trạng chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác.
 
Minh Thông
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.