Multimedia Đọc Báo in

Anh thanh niên năng động, làm kinh tế giỏi

22:21, 16/04/2017

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Điện công nghiệp Hà Nội, dù có cơ hội làm việc tại thành phố nhưng anh Phạm Xuân Dũng vẫn quyết định quê ở thôn 5, xã Cư Króa (huyện M’Đrắk).

Ban đầu, anh Dũng phụ cha mẹ chăm sóc rừng keo nguyên liệu và việc chăn nuôi. Sau một thời gian trực tiếp lao động sản xuất cùng gia đình, anh Dũng rút ra một số kinh nghiệm về đất đai, thổ nhưỡng, cây trồng, vật nuôi ở địa phương và quyết định bắt tay vào xây dựng mô hình trồng cỏ, chăn nuôi bò bán công nghiêp.

Được bố mẹ, anh em giúp đỡ về vốn, anh Dũng tận dụng diện tích vườn của gia đình  đầu tư mua một cặp bò sinh sản về nuôi và trồng thêm 5 sào cỏ để cải thiện thức ăn cho bò. Thời gian đầu, anh cũng gặp không ít khó khăn khi chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật chăm sóc bò. Không nản lòng, anh vừa chăn nuôi, vừa đi học hỏi, rút kinh nghiệm từ các mô hình trong và ngoài xã, tích cực tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật được tổ chức ở địa phương. Có kinh nghiệm, anh chăm sóc bò tốt hơn. Từ 1 cặp bò sinh sản, anh đã gây dựng đàn bò lên được 7 con.

Anh Dũng chăm sóc đàn bò của gia đình.
Anh Dũng chăm sóc đàn bò của gia đình.

Không dừng lại ở đó, nhận thấy thịt gà chọi thương phẩm đang có nhu cầu lớn ở địa phương, anh Dũng mạnh dạn tìm mua giống gà chọi về nuôi thử nghiệm, từ 1-2 con gà chọi ban đầu đến nay đàn gà của anh đã lên đến hàng chục con. Với giá bán trung bình 500.000 đồng/con, việc chăn nuôi gà đã mang lại khoản thu nhập kha khá cho gia đình anh. Song song đầu tư phát triển mô hình kinh tế của bản thân, anh Dũng còn phụ giúp bố mẹ chăm sóc 5 ha rừng, 1 sào lúa nước. Nhờ vậy, kinh tế của gia đình ngày càng ổn định với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, anh Dũng còn kiêm nhiệm một số công tác ở địa phương như cán bộ trực Đài Truyền thanh xã, cán bộ thú y, Bí thư Chi đoàn thôn 5. Anh còn tranh thủ học thêm lớp Trung cấp thú y do huyện tổ chức nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ bà con trong xã và phát triển đàn vật nuôi của gia đình.

                                                                                                                             Thúy Diệp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.