Multimedia Đọc Báo in

Cần xây dựng nguồn cung tăng vừa phải và lâu dài

09:31, 09/06/2017

Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk vào cuối tháng 4 vừa qua để tìm hiểu và trao đổi hợp tác về lĩnh vực xuất khẩu quả bơ, các doanh nghiệp Israel mong muốn hợp tác, tìm nguyên liệu đạt chất lượng để cung cấp vào chuỗi tiêu thụ trái cây toàn cầu ngay trong năm 2017.

Trong danh mục các quy định về phát triển lâu dài, ngoài yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề cho nông dân... thì tập đoàn ORCA Group, Mor International còn yêu cầu Đắk Lắk xây dựng nguồn cung tăng vừa phải và lâu dài. Bởi, các tập đoàn này đã và đang hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng vùng nguyên liệu trong nhiều năm như Thái Lan, Nam Phi, riêng Peru đã hợp tác trên 15 năm và mong muốn hợp tác với Việt Nam lâu hơn thế nữa. Đặc biệt, ORCA Group, Mor International sẽ mở rộng, chuyển giao công nghệ sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản cho các mặt hàng nông sản cho trái bơ, sau đó là hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp Việt Nam trên các mặt hàng nông sản khác để phục vụ thị trường quốc tế theo chuỗi.

Từ nguyện vọng và mong muốn của ORCA Group, Mor International cho thấy Việt Nam nói chung, Đắk Lắk nói riêng có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để hợp tác, xây dựng nguồn nguyên liệu nông sản đạt chất lượng mà người tiêu dùng quốc tế đang cần. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại về sự phát triển nguồn cung quá mức. Nguyên nhân vì sao có lẽ chúng ta đã biết: người dân ồ ạt chuyển đổi, chạy đua sản xuất theo phong trào, điển hình như hồ tiêu, heo, chuối, cá… Tất yếu, khi cung tăng nhanh sẽ khiến chất lượng khó kiểm soát dẫn tới thảm trạng rớt giá và người nông dân phải gánh chịu hậu quả.

Trên thực tế, các sản phẩm nông sản được trồng, sản xuất tại Việt Nam cũng đang được trồng tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới, do đó đây là cơ hội lớn cần phải nắm bắt. Cái quan trọng là phải làm sao để nguồn cung tăng vừa phải và lâu dài như yêu cầu của phía đối tác. Đây cũng là yêu cầu không hề đơn giản đối với các nhà quản lý khi mà tình trạng quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua không được kiểm soát có hiệu quả.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.