Multimedia Đọc Báo in

Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Hạ giá thành sản phẩm phải đi đôi với nâng cao chất lượng

09:30, 09/06/2017

Nhờ công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện xuyên suốt và rộng khắp từ các tổ chức, chính quyền, đoàn thể nên tỷ lệ người dùng hàng Việt thời gian qua tăng lên thấy rõ.

Nhiều người lựa chọn hàng Việt, trước hết vì lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, nên trước mỗi sản phẩm, chưa vội bàn đến chất lượng, mẫu mã họ vẫn dành nhiều ưu ái cho hàng Việt!

Tuy nhiên, nói về chất lượng hàng hóa, mẫu mã và chế độ hậu mãi thỏa đáng cho hệ thống đại lý phân phối, DN Việt vẫn chưa thể tạo dựng được một cách bền vững. Một tiểu thương bán tạp hóa tại  chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột phàn nàn, so với hàng Thái Lan, Trung Quốc, Malayxia… thì hàng Việt chậm đổi mới mẫu mã của mỗi sản phẩm, chưa kể, đôi khi việc cung cấp một mặt hàng nào đó cho đại lý, cửa hàng phân phối bị “đứt” trong thời gian dài của DN Việt không phải điều hiếm xảy ra.

Còn nhớ, cách đây chưa lâu, tại một hội chợ diễn ra trên địa bàn tỉnh, chất lượng một vài mặt hàng Việt làm không ít người tiêu dùng thất vọng! Một khách hàng đã mua 3 chiếc áo thun (do một DN Việt sản xuất) giá chỉ có 100.000 đồng về mặc chưa được bao  lâu thì vải chảy xệ, bạc màu. Vẫn biết là “tiền nào của nấy”, giá rẻ… khó đi đôi với chất lượng, nhưng hãy nhớ rằng, nhà sản xuất nếu chỉ chú trọng vào vấn đề hạ giá thành mà quên bảo đảm chất lượng thì khó thành công được trên thương trường.

Bài học về hàng hóa Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trôi nổi sau một thời gian “làm mưa làm gió” trên thị trường đã bị người tiêu dùng trong nước dần quay lưng như vẫn còn đâu đó.

Nhìn nhận vậy để thấy rằng, trong cuộc cạnh tranh với hàng ngoại, vai trò của DN có yếu tố quyết định, phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng. Do đó, DN Việt đừng bao giờ quên hạ giá thành phải đi đối với việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, có chính sách hậu mãi liên kết với các tiểu thương bán lẻ, cùng với xây dựng hệ thống phân phối tại địa phương từ thành thị đến vùng sâu vùng xa để người tiêu dùng ngày càng thân thiện hơn với hàng Việt. 

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.