Multimedia Đọc Báo in

Nỗ lực giữ ổn định thị trường, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng địa phương

09:38, 30/06/2017

Đóng vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật thương mại, hơn 40 năm qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã tích cực góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính và quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cách đây 60 năm, ngày 3-7-1957, Ban QLTT Trung ương và Ban QLTT các tỉnh, thành phố được thành lập theo Nghị định số 290/TTg cuả Thủ tướng Chính phủ, đó là tiền thân của hệ thống tổ chức lực lượng QLTT ngày nay. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường công tác quản lý nguồn hàng, quản lý thu chi tài chính về tiền mặt, phấn đấu ổn định thị trường và đời sống nhân dân, ngày 16-7-1977 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 363/TC thành lập Ban QLTT (thuộc Ty Thương nghiệp). Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhiều lần thay đổi tên gọi, Chi cục QLTT tỉnh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác đấu tranh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi vấn nạn hàng giả, nhái, gian lận thương maị…, góp phần giữ ổn định thị trường.

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cơ sở vật chất và bộ máy của Chi cục ngày càng được hoàn thiện. Ngày đầu thành lập, toàn chi cục có 45 biên chế nhưng chỉ có duy nhất một người có trình độ Đại học, còn lại là Trung cấp và Sơ cấp; đến nay, đã có 81 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1 thạc sĩ; 56 đại học; 5 cao đẳng... Bộ máy của Chi cục QLTT tỉnh gồm có 3 phòng tham mưu tổng hợp và 7 đội QLTT trực thuộc.

Một vụ  vận chuyển thịt  không rõ  nguồn gốc  được phát hiện, tịch thu  tại Chi cục.
Một vụ vận chuyển thịt không rõ nguồn gốc được phát hiện, tịch thu tại Chi cục.

Kiểm soát thị trường trong tình hình mới tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và khó khăn, ông Giao Thanh Tùng, Chi cục trưởng cho biết, ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng mạnh, bất cứ sản phẩm nào cũng có thể làm giả, nhái vì thế cũng tồn tại nhiều thủ đoạn gian lận, làm hàng giả tinh vi hơn. Nhất là dịp lễ, tết, hàng hóa luân chuyển lớn, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, Chi cục phải chủ động triển khai nhiều biện pháp như phân công các đội bám sát địa bàn, túc trực 24/24, nhất là ở các tuyến vùng xa, giao thông huyết mạch, cửa ngõ ra-vào thành phố để kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Đặc biệt, đơn vị vẫn duy trì việc phối hợp với các ngành chức năng liên quan của tỉnh như  xây dựng Quy chế phối hợp công tác với Cục Hải quan, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh), đặc biệt là phối hợp với 16 Chi cục QLTT các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; thỏa thuận hợp tác về công tác QLTT 3 tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; thỏa thuận hợp tác về việc chống buôn lậu, kinh doanh xăng dầu trái phép trên khâu lưu thông với Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên và Công ty Xăng dầu Quân đội…

Hiệu quả công tác đấu tranh và xử lý vi phạm về hàng giả, nhái, gian lận thương mại nhờ vậy cũng được nâng lên thấy rõ. Nếu trong giai đoạn 1990-1995, Chi cục chỉ kiểm tra,  xử lý được 4.381 vụ vi phạm, xử phạt gần 5,5 tỷ đồng thì thời gian gần đây, chỉ tính riêng trong năm 2016, Chi cục đã kiểm tra 1.061 cơ sở, xử lý 593 vụ, xử phạt trên 7,2 tỷ đồng.

Tiếp tục phát huy vai trò chủ công trong đấu tranh chống buôn lậu, mua bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại…, cũng theo ông Tùng, thời gian tới, đơn vị sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát giá cả dịch vụ, nhãn mác, niêm yết giá đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, phân bón, thức ăn chăn nuôi… Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả... Đặc biệt, chú trọng xây dựng nguồn tin báo kịp thời, chính xác; không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ trong lực lượng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của thị trường, phục vụ đời sống người dân trên địa bàn.

Với những nỗ lực và đóng góp tích cực của mình, lực lượng QLTT tỉnh đã được được các Bộ,  ngành, UBND tỉnh Đắk Lắk ghi nhận thành tích và tặng nhiều Cờ thi đua, Bằng khen… Từ năm 1995 đến nay, đã có 112 tập thể và cá nhân trong Chi cục được Bộ Công thương và UBND tỉnh tặng Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc các năm 2000, 2001, 2004...

Duy Khôi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.