Multimedia Đọc Báo in

Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình VAC

11:16, 07/06/2017

Chăm chỉ, cần cù, dám nghĩ dám làm, chị Lê Thị Hà, hội viên Chi hội phụ nữ thôn 6, xã Ea Hu (huyện Cư Kuin) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Chị Hà chăm sóc vườn tiêu của gia đình.
Chị Hà chăm sóc vườn tiêu của gia đình.

Năm 1994, gia đình chị Lê Thị Hà từ quê hương Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 6, xã Ea Hu (huyện Cư Kuin). Thời gian đầu, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. Không có đất sản xuất, vợ chồng chị phải đi làm thuê làm mướn để sống qua ngày. Qua một thời gian dài làm thuê, vợ chồng chị tích cóp được chút vốn, vay thêm 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và vay mượn của anh em, họ hàng, năm 1999 chị mua được 1 ha cà phê để canh tác. Tuy nhiên, thu nhập từ cà phê không đủ chi phí, cà phê lại già cỗi nên năng suất thấp. Vì vậy, năm 2005 gia đình chị Hà quyết định chuyển đổi sang trồng hồ tiêu. Sau 4 năm trồng và chăm sóc, vườn tiêu của gia đình chị ngày càng xanh tốt, trĩu quả, thu hoạch từ 4 - 5 tấn tiêu đen mỗi năm.

Có vốn tích lũy từ hồ tiêu, gia đình chị Hà mua thêm 0,7 ha cà phê, 5 sào ruộng, đồng thời nuôi 200 con vịt đẻ trứng, 70 con bồ câu và gần 500 m2 ao nuôi cá. Chị tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức; đồng thời tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo và học hỏi kinh nghiệm về các biện pháp khoa học - kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Để mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí đầu tư, chị Hà đã kết hợp tận dụng phụ phẩm từ lúa để làm thức ăn nuôi gà, vịt; rơm để nuôi bò lấy phân bón cho hồ tiêu và cà phê.

Chị Hà tận dụng nguồn phụ phẩm từ lúa để nuôi vịt.
Chị Hà tận dụng nguồn phụ phẩm từ lúa để nuôi vịt.

Hiện nay, mô hình VAC đã mang lại cho gia đình chị nguồn thu nhập gần 400 triệu đồng/năm. Chị đã xây dựng được nhà ở khang trang, mua sắm được các máy móc phục vụ lao động, góp vốn mua ôtô tải và nuôi 2 con ăn học nên người. Mô hình phát triển kinh tế VAC của gia đình chị Hà được Hội Phụ nữ xã đánh giá là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, điển hình của xã.

Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.