Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả từ mô hình trồng đậu xanh trên chân ruộng bấp bênh nguồn nước

15:39, 12/07/2017

Trước tình trạng vụ hè thu thường xuyên xảy ra hạn nặng, nhiều diện tích đất lúa tại địa phương không đủ nguồn nước tưới phải bỏ hoang, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Cư Kuin đã phối hợp với UBND xã Cư Êwi triển khai mô hình trồng đậu xanh trên chân ruộng bấp bênh nguồn nước tại thôn 4, xã Cư Êwi.

Sau 3 tháng triển khai thực hiện, đến nay cây đậu xanh đã cho thu hoạch mang lại năng suất cao, đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây.

Nông dân Cư Kuin tham quan mô hình trình diễn trồng đậu xanh trên chân ruộng bấp bênh nguồn nước tại thôn 4, xã Cư Êwi.
Nông dân Cư Kuin tham quan mô hình trình diễn trồng đậu xanh trên chân ruộng bấp bênh nguồn nước 

Mô hình được triển khai từ tháng 4-2017, gồm 4 hộ dân với diện tích 0,8 ha, giống đậu xanh được chọn là V94-208 với tổng kinh phí thực hiện 25 triệu đồng. Mô hình được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, theo đó, bà con tự nguyện đăng ký tham gia, nhà nước đầu tư hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các loại vật tư thiết yếu khác. Các hộ tham gia đầu tư công lao động và các loại chi phí khác theo yêu cầu và quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Qua quá trình triển khai mô hình cho thấy, cây đậu xanh sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ cây sống cao, thời gian sinh trưởng ngắn, ra hoa đều; đặc biệt rất phù hợp với chân ruộng bấp bênh nguồn nước, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao. Đơn cử như 3 sào đậu xanh của gia đình ông Lộc Văn Chệch cho thu hoạch khoảng 220 kg/sào; với giá bán hiện nay khoảng 24.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình ông có thu nhập gần 4 triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Hưng cũng triển khai trồng đậu xanh trên 3 sào ruộng bấp bênh về nguồn nước. Sau 3 tháng trồng, ông Hưng thấy việc chăm sóc cây đậu xanh không đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí đầu tư cũng ít hơn, cây đậu xanh cho năng suất, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế hơn hẳn với việc trồng lúa trước đây từ 3 - 4 lần.

Ông Lộc Văn Chệnh trong vườn đậu xanh của gia đình.
Ông Lộc Văn Chệch trong vườn đậu xanh của gia đình.

Theo ông Nguyễn Cảnh Danh, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Cư Kuin, việc áp dụng mô hình trồng đậu xanh trên chân ruộng bấp bênh về nguồn nước theo hướng bền vững bao gồm việc sử dụng phân bón hợp lý, cân đối; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng hiệu quả sản xuất của cây đậu xanh.

Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.