Multimedia Đọc Báo in

Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm

14:26, 27/12/2017

Thời gian gần đây, trong ngành Nông nghiệp người ta thường nói đến cụm từ “sản xuất có trách nhiệm”.

Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm nghĩa là các thành viên tham gia trong chuỗi sản xuất làm việc có trách nhiệm với sản phẩm của mình, người tiêu dùng và môi trường.

Sở dĩ, cần phải sản xuất có trách nhiệm vì một sản phẩm nông nghiệp phải thông qua nhiều khâu, công đoạn từ giống đến môi trường sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ. Đây là một chặng đường dài, liên đới đến nhiều ngành nghề, thành phần lao động khác nhau mà chỉ cần một mắt xích nhỏ trong chuỗi không làm tròn trách nhiệm của mình thì chất lượng sản phẩm cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP).

Học sinh Trường Tiểu học, THCS & THPT Victory tham quan vườn rau hữu cơ.  Ảnh minh họa
Học sinh Trường Tiểu học, THCS & THPT Victory tham quan vườn rau hữu cơ. Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón cũng như hóa chất bảo quản trong sản xuất, chế biến thực phẩm có nguồn gốc nông nghiệp rất phổ biến khiến nhiều nông sản gặp khó về xuất khẩu như tình trạng tồn dư các hoạt chất thuốc BVTV (Carbendazim, Ethylene oxide, Hexaconazole, Diafenthiuron, Methamidophos, Carbofuran…). Trong khi đó, người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Không chỉ vậy, các hóa chất từ phân bón, thuốc BVTV còn tồn tại trong đất, nước, không khí, môi trường sống của con người. Đặc biệt, các dư lượng hóa chất, độc tố đó khó phân hủy mà tồn tại, phát tán trong môi trường lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính người sản xuất. Do đó, để phát triển nông nghiệp bền vững, tìm được đầu ra thì người sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra. Bởi, không thể đòi hỏi người tiêu dùng phải thông minh mà trước hết, người sản xuất, đại lý phân phối phải có lương tâm, trách nhiệm để góp phần tạo ra nông sản thực sự an toàn, vì lợi ích của mình, sức khỏe cộng đồng và môi trường sống bền vững. Cụ thể như nông dân sản xuất nông nghiệp theo quy trình, không lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV trong sản xuất; các đại lý thu mua không lạm dụng thuốc phòng, trừ nấm trong quá trình bảo quản tại kho; các nhà chế biến chỉ sử dụng hóa chất trong danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm để chế biến…

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.