Multimedia Đọc Báo in

Bàn giải pháp phát triển cà phê đặc sản mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột

07:14, 29/06/2018

Sáng 28-6, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức Hội thảo Cà phê Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột: Tiềm năng tham gia thị trường cà phê đặc sản.

Tham dự có gần 100 đại biểu đại diện các tổ chức kiểm định chất lượng; nhà rang xay trong nước và quốc tế; các sở, ngành, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhà khoa học và người trồng cà phê các tỉnh Tây Nguyên.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hiện nay, bên cạnh sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận thì bà con nông dân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê còn sản xuất cà phê đặc sản. Dòng cà phê cao cấp – cà phê đặc sản được bà con nông dân, doanh nghiệp chủ yếu chế biến theo 3 hình thức: chế biến ướt, bán ướt và chế biến tự nhiên. Mỗi cách chế biến mang đến mỗi hương vị riêng, tạo nên sự đa dạng, độc đáo cho sản phẩm nên tiềm năng tham gia thị trường cà phê đặc sản của Việt Nam rất lớn.

Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển cà phê đặc sản vẫn còn gặp khó khăn như chất lượng chưa đồng đều, khối lượng thấp, chế biến, bảo quản gặp nhiều khó khăn do trở ngại về thời tiết, khí hậu, kho bãi, tập quán canh tác… Tại Hội thảo, các đại biểu đều thống nhất việc Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cần đứng ra tổ chức các buổi đánh giá chất lượng và quảng bá sản phẩm để người dân tiếp cận được các mô hình đánh giá và tham gia thị trường cà phê đặc sản. Qua đó, người dân sẽ chú trọng hơn đến việc sản xuất cà phê chất lượng cao, từng bước nâng cao chất lượng cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, các hoạt động sản xuất, quảng bá chất lượng cà phê cần có sự đồng hành, tương hỗ của tất cả các doanh nghiệp, nông dân tham gia sản xuất, kinh doanh cà phê.

Thanh Hường

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.