Multimedia Đọc Báo in

Xóa nợ thuế cho doanh nghiệp nợ quá 10 năm

20:33, 25/10/2018
Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng do ngành Thuế quản lý.
 
Theo đó, sẽ có nhiều trường hợp được xem xét xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, trong đó có: doanh nghiệp đã bị phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định mà không còn tài sản để nộp tiền thuế còn nợ; cá nhân đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản để nộp tiền thuế còn nợ; doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân nợ tiền thuế đã quá 10 năm, cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế nhưng không có khả năng thu hồi; các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt không còn khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1-7-2007 của hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh, của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phấn hóa hoặc chuyển đổi và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế.
 
Cán bộ Chi cục Thuế thị xã Buôn Hồ kiểm tra thực tế tại một doanh nghiệp trên địa bàn. (Ảnh minh họa)
Cán bộ Chi cục Thuế thị xã Buôn Hồ kiểm tra thực tế tại một doanh nghiệp trên địa bàn. (Ảnh minh họa)
 
Cũng theo Chỉ thị này, Bộ Tài chính yêu cầu Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải công khai người nộp thuế chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, lên án mạnh mẽ và xử lý kiên quyết các hành vi trốn thuế, chây ỳ nộp thuế.
 
Được biết, tính đến nay tổng nợ thuế trên địa bàn tỉnh lên đến trên 898,7 tỷ đồng; tăng trên 210 tỷ đồng (tương đương tăng 30,56%) so với thời điểm 31-12-2017. Từ đầu năm đến nay, ngành Thuế Đắk Lắk đã công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng 4.470 lượt người nộp thuế, với tổng nợ thuế công khai gần 667 tỷ đồng; đã thu được sau công khai thông tin 1.328 lượt người nộp thuế, với số tiền thu được sau công khai trên 96 tỷ đồng. 
 
Giang Nam
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.