Multimedia Đọc Báo in

Vụ đông xuân 2018-2019: Chủ động sản xuất dựa trên đặc thù từng tiểu vùng

19:53, 18/11/2018

Sở NN-PTNT cho biết, để hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra trong vụ đông xuân 2018-2019, các địa phương cần chủ động sản xuất dựa trên đặc thù thời tiết, khí hậu của từng vùng. 

Bởi theo dự báo của ngành Khí tượng Thủy văn thì hiện tượng ENSO sẽ chuyển sang trạng thái El Nino từ tháng 11-2018 với xác suất 60-70%.

Cán bộ nông nghiệp huyện Ea Kar kiểm tra hệ thống kênh mương tại xã Cư Ni
Cán bộ nông nghiệp huyện Ea Kar kiểm tra hệ thống kênh mương tại xã Cư Ni

Cụ thể, nhiệt độ tối thấp có khả năng xảy ra vào cuối tháng 1 và tháng 2-2019 ở mức 10-130C, nhiệt độ tối cao xuất hiện trong tháng 3 và tháng 4-2019, từ 35-37 0C; tổng lượng mưa toàn vụ phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt, các huyện Ea Kar, Krông Bông, Krông Pắc, Lắk, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Ana cần đề phòng hạn hán trên diện rộng. Do đó, các huyện, thị xã, thành phố cần bố trí lịch thời vụ gắn với cơ cấu giống thích hợp để các thời kỳ xung yếu của cây trồng không gặp điều kiện thời tiết bất lợi, né các thời kỳ rét đậm, nắng nóng, hạn hán… Lúa gieo sạ vào thời điểm tốt nhất từ 10-12-2018 đến 10-1-2019 với các giống lúa chủ lực HT1, OM4900, OM6162, TH3-3, Bio 404, Syn6, BTE-1… để thu hoạch dứt điểm trước ngày 25-4-2019; ngô xuống giống chậm nhất vào ngày 5-12-2018 với các giống CP999, NK7328, CP333, MAX07, CP501, VN5885…; đậu đỗ sử dụng giống có thời gian sinh trưởng từ 60-75 ngày và kết thúc gieo trồng trong tháng 11, chậm nhất là ngày 5-12-2018.

Đồng thời, tăng cường các giải pháp quản lý nguồn nước và sử dụng nước tưới tiết kiệm, hiệu quả như nạo vét kênh mương, bờ vùng, bờ thửa, gia cố đập bơm tưới; quản lý chặt chẽ nguồn nước, vận hành hợp lý các công trình, điều tiết nước phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng…

Thanh Hường

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.