Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng thương hiệu "Nấm Krông Ana"

16:30, 22/11/2018
UBND huyện Krông Ana cho biết, địa phương đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thương hiệu “Nấm Krông Ana” được công nhận.
 
Theo đó, UBND huyện Krông Ana sẽ là đầu mối thực hiện các thủ tục cần thiết và làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) để thương hiệu “Nấm Krông Ana” được công nhận. Dự kiến trong năm 2019, địa phương sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết; đến nửa đầu năm 2020, thương hiệu “Nấm Krông Ana” sẽ được công nhận và lưu hành trên thị trường.
 
Một mô hình sản xuất nấm mèo tại xã Dray Sáp, huyện Krông Ana
Một mô hình sản xuất nấm mèo tại xã Dray Sáp, huyện Krông Ana
 
Được biết, Krông Ana là một trong những địa phương sản xuất nấm hàng đầu của tỉnh. Toàn huyện hiện có trên 1.100 m 2 nhà trại sản xuất nấm linh chi, với sản lượng gần 2 tấn nấm khô/năm, giá bán gần 800.000 đồng/kg; trên 1.000 m 2 nhà trại sản xuất nấm rơm, sản lượng gần 10 tấn/năm, giá bán trên 70.000 đồng/kg; trên 4.000 m 2 nhà trại sản xuất nấm sò (nấm bào ngư), sản lượng khoảng 50 tấn/năm, giá bán bình quân 35.000 đồng/kg. Ngoài ra, còn có một số diện tích trồng xen vụ và thử nghiệm các loại nấm mới, có giá trị kinh tế cao khác. 
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.