Multimedia Đọc Báo in

Ban hành Quy chế cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2019

20:56, 09/12/2018

Ngày 5-12, UBND tỉnh ban hành quyết định số 3304/QĐ-UBND Ban hành Quy chế Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2019.

Theo đó, tất cả các tổ chức, cá nhân có trang trại cà phê hoặc trực tiếp liên kết hợp tác với nông dân sản xuất, chế biến cà phê đặc sản trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp nước ngoài) đều được đăng ký hồ sơ tham gia cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2019. Thời hạn đăng ký sơ bộ trước ngày 15-12-2018. Vòng sơ kết tổ chức từ ngày 25-2 đến ngày 2-3-2019 để chọn đưa vào vòng chung kết những mẫu đạt trung bình từ 80 điểm trở lên. Vòng chung kết diễn ra từ ngày 6-3 đến 9-3-2019. Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện cuộc thi.

Một bộ máy rang, xay mẫu cà phê chuyên dùng để thử nếm của một doanh nghiệp ở TP. Buôn Ma Thuột
Một bộ máy rang, xay mẫu cà phê chuyên dùng để thử nếm, đánh giá chất lượng cà phê của một doanh nghiệp ở TP. Buôn Ma Thuột

Sản phẩm dự thi là cà phê nhân Robusta hoặc Arabica đã hoàn tất các thủ tục đăng ký chính thức; lô sản phẩm gửi mẫu dự thi được sản xuất, chế biến trong niên vụ 2018-2019 và bảo quản theo quy định. Mỗi đơn vị có thể tham gia tối đa hai mẫu cho một nhóm phương pháp chế biến (washed, naturals, honey) nghĩa là với mỗi loại cà phê Robusta hay Arabica được đăng ký tối đa 6 mẫu. Ban tổ chức sẽ hợp đồng với đơn vị độc lập có đủ năng lực thực hiện những công việc lấy mẫu tại đơn vị có sản phẩm đăng ký dự thi theo đúng quy định. Mỗi mẫu đạt giải từ 80 điểm trở lên ở vòng chung kết được Ban tổ chức cấp giấy chứng nhận “Cà phê đặc sản Việt Nam” và Cúp lưu niệm cho lô sản phẩm tương ứng; các mẫu dự thi được cấp Giấy chứng nhận dự thi cùng với số điểm cụ thể. Hồ sơ mẫu cà phê dự thi, lệ phí dự thi nộp về Ban tổ chức cuộc thi (tại Văn phòng Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột).

Thanh Hường

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.