Multimedia Đọc Báo in

Người dân buôn M'Bhao tích cực phát triển kinh tế

09:33, 03/12/2018

Nhờ thay đổi nhận thức theo hướng tích cực mà nhiều hộ dân tộc thiểu số tại chỗ ở buôn M’Bhao, xã Cư Mta (huyện M’Đrắk) đã vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Trước đây, cũng như nhiều hộ dân khác trong buôn, gia đình ông Y Thuân Niê không biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên trồng cây gì cũng chỉ đủ ăn chứ không có dư giả. Về sau, nhờ được cán bộ nông nghiệp huyện phối hợp với xã vào tận nhà dân tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, mía, sắn…, ông  Y Thuân cùng nhiều hộ gia đình trong xã đã học hỏi, áp dụng cho chính mảnh vườn của mình. Ông Y Thuân Niê tâm sự: “Tôi đã xóa bỏ lối canh tác lạc hậu, thói quen bỏ trống đất ruộng, đất rẫy hoặc chỉ trồng một loại cây để chuyển sang thực hiện mô hình đa cây đa con". Ngoài cây trồng chính là cà phê, ông còn canh tác thêm 2 ha mía, 1 ha ruộng lúa, 5 sào rừng keo… Sau khi trừ hết chi phí đầu tư, gia đình ông thu về gần 200 triệu đồng mỗi năm. Năm 2003, ông đã xây dựng được nhà cửa khang trang.

Lúa nước mới thu hoạch của gia đình ông Y Thuân Niê.
Lúa nước mới thu hoạch của gia đình ông Y Thuân Niê.

Từ kinh nghiệm sống của bản thân, ông Y Thuân Niê còn luôn động viên con cháu nỗ lực lao động sản xuất và phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thoát nghèo. Ông trực tiếp cầm tay chỉ việc cho các thành viên trong gia đình cách trồng, chăm sóc cây cà phê, hoa màu... Anh Y Trung Niê, con rể của ông Y Thuân chia sẻ: "Bố vợ tôi luôn dạy chúng tôi làm rẫy muốn có năng suất phải đi kèm với kỹ thuật chăm sóc, cách sử dụng phân bón hợp lý và quan trọng nhất là phải biết tiếp nhận chọn lọc cái mới, cái hay thay thế những lối canh tác lạc hậu. Ngoài việc trồng trọt, muốn phát triển kinh tế bền vững phải chăn nuôi thêm đàn heo, đàn bò... Làm theo lời ông, chúng tôi đã có kinh tế ổn định".

Anh Y Trung Niê chăm sóc vườn cà phê.
Anh Y Trung Niê chăm sóc vườn cà phê.

Ông Y Hin Ksơr, Trưởng buôn M’Bhao cho biết, toàn buôn có 142 hộ, trong đó có 65 hộ thuộc diện nghèo, 13 hộ cận nghèo. Từ đầu năm 2018 đến nay, cùng sự quan tâm hỗ trợ của địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, số hộ nghèo giảm xuống còn 58 hộ. Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn giúp người dân chuyển đổi diện tích một số cây trồng kém hiệu quả. Trước kia nhiều hộ dân trồng sắn theo kiểu manh mún thì nay chuyển sang trồng mía quy hoạch theo vùng và có liên kết với các nhà máy chế biến để đảm bảo đầu ra. Nhờ đó nhiều hộ đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

            Djuang Niê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.