Multimedia Đọc Báo in

Đề nghị tính giá điện mặt trời theo 2 vùng

22:14, 24/06/2019
Bộ Công thương đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT) tại Việt Nam từ 1-7-2019. 
 
Theo đó, cả nước sẽ phân thành 2 vùng phát triển ĐMT. Cụ thể, vùng II là 6 tỉnh có lợi thế tiềm năng bức xạ mặt trời gồm: Đắk Lắk, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; vùng I là các tỉnh còn lại. Giá bán điện của vùng I được tính theo phương án cụ thể như sau: đối với các dự án ĐMT nổi sẽ có giá 1.758 đồng/kWh, ĐMT mặt đất: 1.620 đồng/kWh, ĐMT mái nhà: 1.916 đồng/kWh. Với vùng II, giá bán điện cao nhất là các dự án ĐMT mái nhà là 1.803 đồng/kWh, thấp nhất là ĐMT mặt đất: 1.525 đồng/kWh, ĐMT nổi: 1.655 đồng/kWh.
 
Một dự án điện mặt trời tại xã Krông Búk, huyện Krông Pắc
Một dự án điện mặt trời tại xã Krông Búk, huyện Krông Pắc
 
Biểu giá trước đó được quy định là: dự án ĐMT nổi vùng 1 được mua với giá 2.159 đồng/kWh, vùng 2: 1.857 đồng/kWh, vùng 3: 1.644 đồng/ kWh, vùng 4: 1.566 đồng/kWh. Đối với dự án ĐMT mặt đất, giá mua tương ứng theo các vùng lần lượt là: 2.102 đồng/kWh, 1.809 đồng/kWh, 1.620 đồng/kWh và 1.525 đồng/kWh. Như vậy, so với phương án cũ với 4 vùng ĐMT thì dự thảo giá mới này không có chênh lệch nhiều giữa các vùng, dẫn đến thiệt thòi cho Đắk Lắk và các tỉnh khác vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là không đủ khuyến khích để thu hút nhà đầu tư phát triển điện mặt trời tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. 
 
Về giá bán điện của các dự án ĐMT mái nhà được đề nghị tiếp tục áp dụng chung một giá điện 9,35 cent/kWh trên cả nước cho đến hết năm 2021.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.