Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu từ trồng vải thiều

08:56, 17/06/2019

Gia đình ông Nhữ Duy Chiến ở thôn 11 xã Ea Pil (huyện M’Đrắk) là hộ nông dân tiêu biểu trong chuyển đổi cây công nghiệp ngắn ngày sang trồng vải thiều mang lại thu nhập cao ở địa phương.

Trước đây, gia đình ông Nhữ Duy Chiến có 2 ha đất trồng chủ yếu là cây mía, sắn, ngô và các loại hoa màu. Tuy nhiên, do trồng trên đất pha cát, đất sỏi nên các loại cây công nghiệp không mang lại năng suất. Năm 2013, một lần đi thăm người quen thấy họ trồng vải thành công, ông Chiến mua thử 5 cây vải về trồng. Sau một thời gian chăm sóc, nhận thấy cây vải hợp với chất đất nơi đây, ông đã mở rộng quy mô vườn cây.

Hiện nay gia đình ông Chiến có 500 cây vải, mỗi vụ cho thu hoạch từ 45 - 50 kg quả/cây, bình quân mỗi năm ông thu gần 8 - 10 tấn quả. Thời gian thu hoạch trái vải chín vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch, thương lái vào tận vườn thu mua, cắt tươi mang đi với giá đầu mùa là 50.000 – 60.000 đồng/kg. Trừ chi phí chăm sóc, phân bón, thuê nhân công, trung bình mỗi năm gia đình ông Chiến có thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

 Ông Chiến chăm sóc  vườn  vải thiều của  gia đình.
Ông Chiến chăm sóc vườn vải thiều của gia đình.

Ông Chiến chia sẻ, cây vải rất hợp với chất đất M’Đrắk. Bình thường 3 năm là vải cho trái nhưng nếu chăm tốt, chỉ 2 năm đã có trái bói. Trái vải ở đây cơm dày, vị ngọt, có vị ngon không thua kém vải trồng tại các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Bắc Giang… Tuy nhiên, để cây vải mang lại hiệu quả cao, người trồng cần chú trọng chọn cây giống, thời vụ và mật độ trồng. Vải thiều có thể trồng được quanh năm, nhưng có hai thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4 và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch. Tùy thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng vải hợp lý. Bên cạnh đó, người trồng cần tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh cho cây vải.

Không chỉ trồng vải, ông Chiến còn có vườn ươm giống cây để cung cấp cho bà con có nhu cầu; đồng thời sẵn sàng tư vấn kỹ thuật về trồng và chăm sóc vải.

Đoàn Văn Hân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.