Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo đầu bờ chuyển giao và bảo tồn nguồn gen giống lợn bản địa

16:58, 08/12/2019

Sáng 6-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức Hội thảo đầu bờ chuyển giao và bảo tồn nguồn giống lợn đen bản địa tại tổ dân phố 9, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột.

Thực hiện đề tài “Xây dựng một số cây trồng, vật nuôi bản địa có lợi thế hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình”, tháng 5-2019, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã hỗ trợ 10 con lợn giống đen bản địa có trọng lượng 5 kg/con cho gia đình ông Hồ Văn Huy ở khối 9, phường Tự An. Liên hiệp Hội cũng hỗ trợ 50% chi phí thức ăn và hướng dẫn gia đình chăn nuôi lợn theo phương pháp bán chăn thả.

Các đại biểu tham quan mô hình chuyển giao giống lợn đồng bào
Các đại biểu tham quan mô hình chuyển giao giống lợn đen bản địa.

Sau hơn 6 tháng thực hiện mô hình chuyển giao, kết quả cho thấy giống lợn đen bản địa có nhiều ưu điểm như: sức đề kháng tốt, không kén thức ăn, dễ nuôi, ít mắc bệnh tật, dễ thích nghi với điều kiện sống; chất lượng thịt ngon với năng suất cao (lãi 2 triệu đồng/con)...

Qua hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao việc chuyển giao giống lợn đen bản địa mang lại hiệu quả thiết thực, vừa tăng thu nhập cho người nông dân vừa bảo tồn được nguồn gen quý hiếm này.

Thùy Duyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.