Multimedia Đọc Báo in

Tăng số lượng đơn vị tham gia Kế hoạch thí điểm phát triển toàn diện Hợp tác xã nông nghiệp điển hình

22:51, 03/07/2020

Tổ công tác triển khai Kế hoạch thí điểm Phát triển toàn diện Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp điển hình tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 -  2020 cho biết, các đơn vị đang tiếp tục khảo sát, đánh giá và lựa chọn thêm 3-4 HTX Nông nghiệp tham gia vào kế hoạch thí điểm này.

Đến nay, toàn tỉnh chỉ mới có 3 HTX được lựa chọn tham gia Kế hoạch thí điểm là HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Kiết (huyện Cư M’gar), HTX Sản xuất Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng), HTX Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thăng Bình (huyện Krông Bông).

HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Kiết tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ - triển lãm chuyên ngành cà phê lần thứ 7, năm 2019
HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Kiết tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê lần thứ 7, năm 2019

 Liên minh HTX tỉnh và Tổ chức Agriterra đã triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn cho 3 HTX này về các lĩnh vực: quản lý tài chính HTX, nghiên cứu thị trường, phân tích chuỗi giá trị và xây dựng chiến lược kinh doanh; hỗ trợ các hoạt động Maketting, xây dựng thương hiệu, tham gia hội chợ…Qua đó giúp các HTX  phát huy tốt tiềm năng, lợi thế và có những bước phát triển mới.

Hiện Tổ công tác đang tiếp tục theo dõi, khảo sát, đánh giá các HTX có tiềm năng tham gia Kế hoạch thí điểm như: HTX Nông nghiệp 714, HTX Nông nghiệp Minh Tân Đạt (huyện Ea Kar); HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu, HTX Thanh niên giống cây trồng Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột); HTX Sản xuất - Dịch vụ nông nghiệp Thăng Tiến (huyện Krông Pắc)… nhằm lựa chọn thêm 3 - 4 hợp tác xã tham gia Kế hoạch thí điểm, đảm bảo mục tiêu đã đặt ra đến cuối năm 2020.

Đinh Nga

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.