Multimedia Đọc Báo in

Huyện Lắk đề nghị hỗ trợ 12,8 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ

17:49, 20/08/2020
Phòng NN-PTNT huyện Lắk cho biết, từ ngày 16-8, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều cơn mưa lớn gây ra lũ ống ở nhiều khu vực, để lại hậu quả nặng nề.
 
Theo thống kê sơ bộ đến ngày 20-8, có gần 1.400 ha cây trồng các loại (lúa, ngô, rau màu...) tại các xã: Ea Rbin, Đắk Liêng, Bông Krang, Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Nuê bị ngập; khoảng 400 con gia cầm bị cuốn trôi. Về công trình hạ tầng, tuyến đường giao thông liên xã Nam Ka – Ea Rbin (chủ yếu men theo bờ tả sông Krông Nô) bị hư hỏng nhiều đoạn, trong đó có 5 vị trí bị hư hỏng nặng, làm hơn 500 hộ dân bị cô lập.
 
ảnh
Điểm đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng tại xã Ea Rbin
 
Hiện trên địa bàn huyện vẫn còn mưa rải rác, ở các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Liêng nước vẫn chưa rút, nhiều cánh đồng lúa đã chín vẫn còn ngập trong nước lũ.
 
Để kịp thời khắc phục thiệt hại do mưa lũ, nhất là 5 điểm bị sạt lở, hư hỏng nặng, huyện Lắk đã đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ 9,9 tỷ đồng để sửa chữa công trình hạ tầng giao thông bị hư hỏng và hỗ trợ 2,9 tỷ đồng mua giống, khôi phục sản xuất cho người dân.

Dưới đây là một số hình ảnh ngập lụt ở huyện Lắk:

ảnh
Nước lũ vẫn ngập một đoạn đường nội đồng ở cánh đồng thôn Liên Kết 2 (xã Buôn Tría) khiến người dân không thể đi xe qua.

 

ảnh
Người dân xã Buôn Tría phải di chuyển bằng thuyền để đi thăm ruộng lúa.

 

ảnh
Rất nhiều thửa ruộng ở cánh đồng xã Buôn Triết vẫn ngập sâu trong nước.

 

ảnh
Người dân xót xa đứng nhìn lúa chín bị ngập trong nước lũ nhiều ngày.

 

ảnh
Một số hộ dân ở xã Đắk Liêng tranh thủ gặt những thửa ruộng nước đang rút.

 

ảnh
Và tranh thủ phơi lúa khi trời vừa hửng nắng.

Thùy Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.