Multimedia Đọc Báo in

Triển vọng mô hình trồng dưa lưới theo hướng hữu cơ

08:18, 28/08/2020
Sau khi tham quan một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Phước, năm 2016, anh Tạ Văn Rin (phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) đã quyết định đầu tư xây dựng khu nhà màng trên diện tích 2 sào đất để trồng dưa lưới theo hướng hữu cơ. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Khu nhà màng được anh Rin trang bị hệ thống tưới nước nhỏ giọt và bộ cảm biến để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng… Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và bảo đảm chế độ dinh dưỡng nên vườn dưa của anh Rin sinh trưởng, phát triển tốt. Sau 90 ngày trồng, vườn dưa cho thu hơn 5 tấn quả, trọng lượng mỗi quả đạt từ 1- 1,8 kg. Toàn bộ số dưa thu được, anh đều phân phối cho các đầu mối thu mua tại các tỉnh phía Bắc và TP. Hồ Chí Minh. Với giá bán từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Rin thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo hướng hữu cơ của anh Tạ Văn Rin.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo hướng hữu cơ của anh Tạ Văn Rin.

 Anh Rin cho biết, dưa lưới là loại cây ngắn ngày, phát triển rất nhanh nên đòi hỏi người trồng phải am hiểu đặc tính sinh trưởng và thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng đúng thời điểm. Với mong muốn tạo ra sản phẩm sạch, bảo đảm chất lượng, anh đã giảm lượng phân bón hóa học mà thay vào đó là nguồn phân hữu cơ; sử dụng các loại thuốc sinh học để diệt trừ sâu bọ, côn trùng gây hại cây trồng.

 
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây dưa lưới, năm 2019, anh Rin đã mở rộng quy mô lên 6 sào và trồng theo hình thức gối đầu. Trung bình mỗi tháng, anh Rin xuất ra thị trường khoảng 10 tấn dưa lưới các loại. Bên cạnh đó, anh Rin còn tự trồng dưa từ hạt để chủ động nguồn giống. Hiện tại, anh Rin cũng đang chuyển giao quy trình kỹ thuật, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho một số hộ dân trên địa bàn thành phố.
 
Tuyết Mai

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.