Multimedia Đọc Báo in

Thả 9.000 con cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản trên sông Krông Ana

15:54, 21/09/2020

Sáng 21-9, Chi cục Thủy sản phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Krông Ana tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản trên sông Krông Ana (đoạn chảy qua thị trấn Buôn Trấp).

Tham dự có đại diện các ban, ngành, đoàn thể của huyện và ngư dân sinh sống xung quanh lưu vực sông Krông Ana.

ảnh
Cán bộ Chi cục Thủy sản tham gia thả cá cùng người dân trên sông Krông Ana.

Số lượng cá giống được thả tại sông là 9.000 con (cá trắm 3.000 con, chép 3.000 con, mè 1.000 con và cá lăng đuôi đỏ 2.000 con) nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản và tạo sinh kế cho người dân sống xung quanh các khu vực này.

Được biết, trong năm 2020, toàn tỉnh sẽ thả 50.000 con cá giống các loại ở 6 thủy vực, thuộc 4 huyện, gồm: thả 9.000 con ở sông Krông Ana (huyện Krông Ana); 7.000 con hồ Ea Drăng (huyện Ea H’leo); 8.000 con ở hồ chứa đội 5 (huyện Ea Kar); 9.000 con ở hồ thủy điện Sêrêpốk 4 (huyện Buôn Đôn); 17.000 con ở hồ Buôn Tría và hồ Buôn Triết (huyện Lắk).

ảnh
Đại diện Huyện Đoàn Krông Ana tham gia thả cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản

Thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh là hoạt động được ngành nông nghiệp duy trì nhiều năm nay. Ngoài việc bổ sung vào nguồn lợi thủy sản tự nhiên, Chi cục còn kết hợp tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hành động của cộng đồng, đoàn thể, chính quyền về thực hiện các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giữ cân bằng sinh thái đảm bảo đa dạng sinh học trong môi trường nước; ổn định sản xuất và nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư sống xung quanh tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.