Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn duy trì dưới 0,1%

18:20, 05/11/2020
UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tín dụng chính sách 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2020.
 
Trong 9 tháng đầu năm 2020, hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và thành phố chuyển sang Ngân hàng CSXH là 9,988 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn ủy thác địa phương lên 70,664 tỷ đồng.
 
Tổng dự nợ là 266,334 tỷ đồng, tăng 20,640 tỷ đồng so với năm 2019. Tổng doanh số cho vay 74,946 tỷ đồng, tăng 16,944 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Huy động tiền gửi tiết kiệm được 51,686 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,7% tổng nguồn vốn thực hiện. Tỷ lệ nợ quá hạn toàn thành phố là 244 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,09%, giảm 169 triệu đồng so với năm 2019.
 
Nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện cho 2.673 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống…
 
th
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tuy nhiên, vẫn còn một số xã, phường chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền gửi tiền tiết kiệm nhàn rỗi tại điểm giao dịch xã; một số hộ vay bán nhà bỏ đi khỏi nơi cư trú không rõ địa chỉ cụ thể gây khó khăn cho việc thu hồi nợ và có nguy cơ chuyển nợ quá hạn cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung của việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố.
 
Trong những tháng cuối năm 2020, Ngân hàng CSXH sẽ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của năm, đặc biệt tập trung nâng cao chất lượng tín dụng tại tất cả các phường, xã; phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ nợ quá hạn duy trì dưới 0,1%; duy trì tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt trên 98%; nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng đến cuối năm đạt từ 10 – 12%; tỷ lệ thu lãi hàng tháng đạt trên 99%...
 
Hồng Chuyên
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.