Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Súp

Đến năm 2025, tổng đàn gia súc, gia cầm đạt khoảng 780.000 con

16:49, 28/05/2021

Huyện Ea Súp đang triển khai kế hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 – 2025, với mục tiêu đến năm 2025, tổng đàn vật nuôi trên địa bàn huyện đạt khoảng 780.000 con.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, đàn lợn trên địa bàn huyện đạt 9.600 con lợn nái và 280.000 con lợn thịt; đàn trâu 10.000 – 12.000 con; đàn bò 26.000 – 28.000 con; đàn gia cầm 400.000 – 450.000 con.

Một mô hình chăn nuôi bò quy mô nông hộ tại xã Ia Rvê, huyện Ea Súp
Một mô hình chăn nuôi bò quy mô nông hộ tại xã Ia Rvê, huyện Ea Súp. (Ảnh minh họa)

Về giải pháp triển khai, địa phương sẽ ứng dụng công nghệ cao để chọn tạo giống, sử dụng giống lai, giống địa phương có giá trị kinh tế cao; áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, khép kín, khuyến khích đầu tư, áp dụng chuồng, máng ăn uống tự động.

Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, có hệ thống xử lý chất thải sử dụng công nghệ tiên tiến, các chế phẩm sinh học để xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường; áp dụng công nghệ quản lý, giám sát, dự báo dịch bệnh và thực hiện biện pháp khống chế dịch bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, huyện sẽ tổ chức lại sản xuất trong ngành chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị và phát triển bền vững; đồng thời khuyến khích, thu hút đầu tư vào chăn nuôi trang trại theo hướng công nghệ cao.

Huyện Ea Súp sẽ bố trí 3 tỷ đồng để tập huấn, đào tạo, tham quan học tập kinh nghiệm chăn nuôi và xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.