Multimedia Đọc Báo in

Quý 1 - 2021, giá trị giao dịch tại Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk đạt trên 290 tỷ đồng

16:50, 07/05/2021
Kết thúc quý 1 - 2021, giá trị giao dịch tại Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk đạt trên 290 tỷ đồng, chiếm 19% tổng giá trị giao dịch của toàn Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank Chi nhánh miền Trung (Agriseco Miền Trung), tăng 398% so với cùng kỳ năm trước và tăng 157% so với quý 4-2020. 
 
Phí giao dịch thu được từ dịch vụ này đạt 530 triệu đồng, tăng 372% so với cùng kỳ năm trước và tăng 152% so với quý 4-2020. Với kết quả đó, Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk là đơn vị đạt giá trị giao dịch và doanh thu phí dịch vụ lớn thứ hai trong số 14 đơn vị thuộc Agriseco Miền Trung.  
 
Có được kết quả trên, ngay từ đầu năm kế hoạch, Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk đã đặt ra mục tiêu phấn đấu về giá trị giao dịch cho năm 2021 là 1.400 tỷ đồng. Cùng với đó, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Agriseco Miền Trung trong việc đa dạng hóa hình thức tiếp cận, quản lý nhà đầu tư (khách hàng); làm tốt công tác phân tích thị trường, nhận định thị trường, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng trong việc tư vấn lựa chọn, giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu tư đúng hướng; khảo sát sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp;  gửi “Thư ngỏ” chào dịch vụ môi giới và lưu ký đến các doanh nghiệp; lọc danh sách các khách hàng giao dịch lớn để có chế độ chăm sóc và đãi ngộ riêng; lọc danh sách các khách hàng đã ngưng giao dịch để tiến hành điện thoại thăm hỏi và gửi bản tin hàng ngày để kích thích lại giao dịch.
 
Song song với các hoạt động trên, đơn vị đã sử dụng công nghệ để hỗ trợ khách hàng kiểm soát dòng tiền, đa dạng kênh thanh toán, trong đó hướng đến dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank (Agribank E –Mobilebanking), kênh chuyển tiền nhanh, an toàn, phí chuyển tiền thấp... Để đón đầu định hướng cổ phần hóa Agribank, hiện nay đơn vị đang phối hợp với Agriseco Miền Trung triển khai việc mở tài khoản chứng khoán đến từng cán bộ, viên chức trong đơn vị.
 
Đại diện Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk nhận danh hiệu “Đơn vị xuất sắc nhất” do Agriseco miền Trung trao tặng
Đại diện Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk nhận danh hiệu “Đơn vị xuất sắc nhất” khu vực Tây Nguyên năm 2020 do Agriseco miền Trung trao tặng
Thị trường chứng khoán là thị trường vốn trung, dài hạn có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Vì thế, làm tốt dịch vụ chứng khoán sẽ góp phần tạo nguồn lực về vốn cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, trong thời gian tới, để đạt được kết quả cao hơn, đơn vị sẽ phối hợp với Agriseco Miền Trung chú trọng khai thác các dịch vụ khác như: trái phiếu, tư vấn tài chính doanh nghiệp...
 
Cùng với đó, đẩy mạnh tiếp cận đối tượng khách hàng doanh nghiệp này để chào mời giao dịch vì đây là phân khúc thị trường còn dư địa rất lớn, (thực tế số lượng doanh nghiệp là công ty đại chúng, công ty niêm yết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều, tuy nhiên khách hàng chứng khoán là các tổ chức đăng ký mở tài khoản và sử dụng dịch vụ chưa nhiều). Mặt khác, tiếp tục làm tốt công tác mời gọi khách hàng cũ đã ngưng giao dịch phục hồi khoản, trở lại giao dịch với Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk; phối hợp với Agriseco Miền Trung làm tốt công tác quảng bá, tiếp thị, chăm sóc khách hàng với phương châm “Lấy khách hàng làm trung tâm” và đào tạo cán bộ phụ trách mảng nghiệp vụ này ngày càng chuyên nghiệp hơn.
 
Được biết, năm 2020 vừa qua, giá trị giao dịch tại Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk đạt trên 500 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2019, là  đơn vị đạt giá trị giao dịch lớn thứ hai trong số 12 đơn vị thuộc Agriseco Miền Trung. Với kết quả đó, Cơ sở phát triển dịch vụ chứng khoán Agribank Đắk Lắk được Agriseco Miền Trung vinh danh là “Đơn vị xuất sắc nhất” khu vực Tây Nguyên năm 2020.
 
Phan Quốc Lương

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.